Thẻ Title là gì? TIPs tối ưu thẻ tiêu tăng Traffic & Clicks
Một trong những điều khó khăn nhất trong SEO là làm thế nào để cho mọi thứ hoạt động trơn tru cùng nhau được tối ưu và hiệu quả như mong muốn.
Nếu là một SEOer, chắc hẳn bạn đã hiểu những gì tôi đang nói ở trên. Có rất nhiều yếu tố (mặc dù nó rất nhỏ) nếu không hoặc không thể khắc phục triệt để, hoàn toàn có thể khiến mọi thứ hoạt động trong công việc SEO hoạt động đồng bộ và hiệu quả
Thậm chí cho đến nay, khi mà các công cụ tìm kiếm có thuật toán rất thông minh và dần hoàn thiện. Bạn càng ngày càng khó khăn trong việc sử dụng trick để đánh lừa hệ thống. Bạn cần biết sắp xếp, tinh chỉnh các yếu tố khác nhau, từ lớn đến nhỏ nhất để mọi thứ vận hành một cách hoàn hảo để việc SEO của bạn thực sự thành công.
Đôi khi, vấn đề lớn lại xảy ra bắt nguồn từ một chiếc bánh răng nhỏ bé trong cỗ máy khổng lồ mà bạn không để ý hoặc ngờ đến từ trước đến nay. Và một trong những trường hợp điển hình nhất chính là: “Thẻ Title” của trang.
Nếu bạn đang ngáp ngắn ngáp dài và định tìm một chủ đề về SEO nào đó hấp dẫn hơn để bắt đầu, hãy dành ra ít phút đọc những chia sẻ này, tôi tin nó sẽ ít nhiều giúp đỡ bạn.
Theo Moz, “Thẻ Title là yếu tố quan trọng thứ hai trên trang web khi SEO, chỉ đứng sau duy nhất nội dung.”
Thẻ Title là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên nền tảng của SEO. Khi nghĩ đến việc là thế nào để bỏ ra ít công sức nhưng lại đạt một kết quả tối ưu, bạn cần chú ý thẻ Title – nó phải thật đặc biệt. Tuy đó là một yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác động rất lớn đến việc SEO đấy!
Bên cạnh việc phải tạo ra Title độc đáo và bắt mắt, việc tối ưu hóa Title của bạn cũng rất quan trọng khi SEO On-Page. Bởi vì, đó là nơi thẻ Title của trang xuất hiện. Làm sao để Title trang của bạn khi tra cứu trên các công cụ tìm kiếm được “lên top” và từ đó lượt truy cập trang sẽ tăng lên. Không thể bàn cãi, chúng là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO nào.
Tóm lại, bạn cần tạo ra một tiêu đề có thể đủ “catchy” để người dùng muốn click vào và cũng để “thỏa mãn” các thuật toán của các công cụ tìm kiếm.
Điều đó nghe có vẻ khó nhỉ?
Cũng đúng thôi nhưng trong trường hợp bạn không biết phải làm gì hoặc nếu bạn không có quy trình để tạo được một tiêu đề chuẩn. Tôi sẽ chia nhỏ quy trình của mình cho thẻ Title theo từng bước và khi bạn đã quen với các các bước này, việc tạo thẻ Title trang và được tối ưu hóa thực sự khá đơn giản.
Trước tiên, hãy tìm hiểu thẻ Title là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Mục lục
Thẻ Title là gì?
Bất cứ ai, đang và đã từng sử dụng một công cụ tìm kiếm, đều nhìn thấy thẻ Title của trang, chỉ là bạn có biết nó là thẻ title hay không. Nó đơn giản là tiêu đề trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Ví dụ: nếu bạn tìm trên Google là “học SEO tại Hà Nội, bạn sẽ thấy một trong những kết quả hàng đầu đến từ trang daotaoseo.com.
Với kết quả này thì thẻ Title của trang là “Đào tạo Seo – Vinalink – Học Seo Vua tại Hà nội – TP HCM.”
Tại sao Thẻ Title lại quan trọng trong SEO?
Nó là ấn tượng đầu tiên họ sẽ nhìn thấy và nó thôi thúc khách hàng quyết định click kết quả để tìm hiểu thêm thông tin, từ đó chuyển thành khách hàng của mình. Vì thế, bạn nên dành thời gian và công sức đặt tên cho thẻ Title của bạn.
Điều bạn cần nhớ là: những khách hàng tiềm năng đang đọc thẻ Title của bạn. Họ sẽ xem xét nó. Họ sẽ đánh giá nó. Họ sẽ bị thôi thúc bởi nó. Họ sẽ rời đi bởi nó. Họ sẽ học hỏi từ nó. Về cơ bản, thẻ Title là cầu nối giữa trang của bạn với những khách hàng mục tiêu!
Thẻ Title đi kèm cùng với meta description (văn bản bên dưới Thẻ Title). Trong trường hợp kết quả tìm kiếm daotaoseo.com ở trên, đoạn mô tả chính là meta – một câu hoặc cụm từ bổ sung thêm thông tin về trang.
Cả Thẻ Title và mô tả meta đều cho thấy một ý tưởng ngắn gọn về nội dung của trang của bạn, nhưng Thẻ Title nổi bật hơn.
Có điều cần lưu ý ở đây:
Đầu tiên, nếu bạn có tiêu đề rõ ràng có liên quan đến trang của mình, cả khách hàng và thuật toán công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá trang web của bạn là một trang tốt. Nhưng nếu thẻ Title của bạn không được tối ưu hóa hoặc không liên quan, thì khách hàng có thể bỏ qua nội dung của bạn và thuật toán công cụ tìm kiếm có thể xác định rằng trang của bạn không đủ chất lượng và sẽ không được xếp hạng “lên TOP”.
Lý do thứ hai tại sao Thẻ Title lại quan trọng là cách chúng hiển thị trong các tab của trình duyệt:
Vì vậy, khi ai đó muốn tìm trang của bạn, họ sẽ tìm thẻ Title. Thẻ Title thường là những gì mọi người sẽ thấy nếu trang của bạn được chia sẻ trên các mạng xã hội.
Ví dụ dưới đây là một trường hợp về Thẻ Title trên Facebook:
Một thẻ Title tốt có nghĩa là khả năng hiển thị tối đa thông điệp/nội dụng mình cần truyền tải, trong khi một Title kém có thể tự “đánh chìm” website của bạn.
Vậy làm thế nào để tối ưu thẻ Title của tôi cho “chuẩn SEO” ?
Có ba bước quan trọng cần thực hiện để tối ưu hóa Thẻ Title của bạn.
Trước tiên, bạn phải đảm bảo nội dung tiêu đề của bạn sẽ tạo ra các thẻ Title tốt.
Thứ hai, bạn phải tạo Thẻ Title.
Thứ ba, bạn phải đảm bảo Thẻ Title được tối ưu hóa cho SEO.
Bạn nhìn thấy thẻ Title là “Dịch vụ Làm Thiết kế website đa ngôn ngữ Chuẩn Seo – Giá rẻ”, phải không? Nhưng khi bạn truy cập trang này, bạn sẽ thấy một tiêu đề khác, như ảnh dưới đây:
Tiêu đề bài viết hiển thị trên trang ngăn hơn so với ở ngoài kết quả tìm kiếm
Vậy tại sao Thietkeweb lại làm điều này? Rất có thể là do Thẻ Title trong sẽ bắt mắt hơn vì nhiều lợi ích cho khách hàng như thiết kế website chuẩn SEO mà giá tốt nữa.
Có một số yếu tố của Thẻ Title mà bạn cần phải lưu ý:
Thẻ Title nên mô tả một lợi ích nào đó cho khách hàng
Giống như tiêu đề, thẻ Title cần truyền đạt một lợi ích nào đó để trở nên nổi bật trong mắt khách hàng.
Thẻ Title là đại diện trang của bạn và bạn muốn cho mọi người cũng như thuật toán các công cụ tìm kiếm biết rằng trang web của bạn có nội dung độc đáo, có giá trị.
Đảm bảo rằng Thẻ Title của bạn có liên quan đến nội dung của bạn truyền tải. Nó sẽ thu hút sự chú ý của người đọc hơn.
Hãy nhớ rằng bạn không nên đặt thẻ Title làm người đọc cảm thấy bị “Treo đầu dê bán thịt chó”. Tất cả những gì bạn cần làm ở thẻ Title là khẳng định rõ ràng – ngắn gọn – xúc tích lợi ích mà người dùng sẽ nhận được khi họ nhấp vào trang của bạn.
Cái “lợi ích” mà tôi nói ở trên không gì khác ngoài việc cho họ biết trang của bạn nói về điều gì! Bạn không nên “nhồi nhét” quá nhiều thông tin ở thẻ Title với hy vọng “chốt sale” khách hàng, bạn chỉ nên đơn giản cung cấp cho khách hàng thông tin mà theo bạn là họ cần thôi.
Thẻ Title phải ngắn gọn.
Tiêu đề ngắn hơn sẽ dễ đọc hơn và “thân thiện” hơn đối với thuật toán của các công cụ tìm kiếm.
Nhưng có một lý do khác để thấy tác dụng của thẻ Title ngắn gọn. Nếu tiêu đề của bạn quá dài, công cụ tìm kiếm sẽ cắt bớt của bạn bằng dấu ba chấm (…), như hình dưới đây:
Một Title đẹp nhất là người dùng và công cụ tìm kiếm có thể xem toàn bộ Thẻ Title để họ có được ý nghĩa đúng nhất về nội dung.
Theo Moz, Google chỉ hiển thị 60 ký tự trên thẻ Title (Tương đương với khoảng 580px). Do đó, nếu thẻ Title của bạn có từ 60 ký tự trở xuống thì xin chúc mừng, toàn bộ tiêu đề thẻ Title của bạn sẽ hiển thị.
Để có kết quả chính xác, hãy sử dụng công cụ này trên máy tính nhé
Đây là một tính năng tuyệt vời mà tôi khuyên bạn nên sử dụng. Hãy nhớ, giữ thẻ Title của bạn ngắn gọn và xúc tích nhất có thể.
Thẻ Title nên chứa từ khóa chính
Từ khóa, là cụm từ quan trọng mà người dùng để ý nhất khi tra cứu, bạn nên đặt từ khóa chính trong thẻ Title để có hiệu quả SEO tốt nhất.
Dưới đây là ví dụ của thẻ Title với từ khóa chính ở ngay phía trước:
Ngược lại với kết quả này có từ khóa gần cuối Thẻ Title:
Hãy cố gắng đặt từ khóa trọng tâm của bạn càng gần đầu tiêu đề càng tốt. Từ đó, khách hàng và thuật toán của các công cụ tìm kiếm sẽ nhìn thấy cũng như ưu tiên trang web của bạn hơn.
Theo Backlinko, hãy đặt từ khoá càng gần đầu càng có lợi cho các công cụ tìm kiếm.
Bước 2: Chỉnh sửa thẻ Title
Khi bạn đã hoàn thành nội dung thẻ Title của mình, bạn cần cài đặt nó làm tiêu đề cho trang của mình.
Cách bạn sẽ thực hiện thao tác trên sẽ phụ thuộc vào hệ thống bạn đang sử dụng.
– Nếu bạn có một trang web tùy chỉnh, bạn có thể chỉnh sửa HTML trực tiếp (Và nó rất dễ dàng thực hiện).
– Nếu bạn sử dụng WordPress, nó cũng rất dễ dàng.
– Nếu bạn sử dụng CMS hoặc máy chủ lưu trữ khác, nó có thể hơi khác một chút.
Chúng ta hãy xem xét từng trường hợp trong số ba trường hợp khác nhau này và cách tạo Thẻ Title cho từng trường hợp.
Trường hợp 1: Bạn có một trang web tùy chỉnh và không được lưu trữ trên CMS.
Nếu trang web của bạn không được lưu trữ trên CMS, bạn có thể chỉnh sửa HTML của mình để hiển thị tiêu đề.
Trước tiên, bạn cần truy cập HTML cho trang của mình. Tôi khuyên bạn nên kiểm tra lại với dịch vụ lưu trữ của bạn về cách thực hiện việc này.
Khi bạn đã tìm thấy HTML có thể chỉnh sửa, hãy đảm bảo rằng bạn đang nhập liệu ở giữa các thẻ <head>.
Trường hợp 2: Nếu bạn đang sử dụng WordPress.
Nếu bạn sử dụng WordPress, chắc hẳn bạn sẽ rất vui khi biết có một giải pháp ưu việt và siêu đơn giản so với chỉnh sửa HTML: Sử dụng plugin Yoast SEO – một plugin rất được nhiều dân SEO yêu thích .
Đây là một plugin mạnh mẽ mà bạn có thể làm được rất nhiều việc với nó. Và một trong những công dụng tuyệt vời đó là để chỉnh sửa Thẻ Title của bạn.
– Đầu tiên, nếu bạn chưa cài đặt Yoast, hãy chuyển đến Plugins > Add New (Cài mới):
Để chỉnh sửa thẻ Title cho hãy chọn một trang hoặc bài đăng, ở dưới cuối bài đăng bạn sẽ thấy plugin Yoast SEO.
Nhấp vào “Google Preview”. Đây là nơi bạn có thể nhập thẻ Title của mình.
Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn một bản xem trước của cả thẻ Title và mô tả meta của bạn để bạn thuận tiện trước khi đăng lên chính thức.
Nếu thẻ Title (hoặc mô tả meta) của bạn hiển thị khác trên bảng tìm kiếm thực, bạn luôn có thể quay lại và chỉnh sửa nó trong phần này.
Trường hợp 3: Bạn không có trang web tùy chỉnh hoặc trang WordPress.
Trong những trường hợp này, tôi khuyên bạn nên liên hệ với đơn vị làm website để tìm hiểu cách bạn có thể chỉnh sửa thẻ Title trang của mình. Hãy cứ nói với họ là “Tôi cần anh tạo một nơi có thể tuỳ chỉnh được Thẻ Title cho SEO” là họ sẽ hiểu bạn đang cần gì.
Đến giờ, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường! Bây giờ bạn chỉ cần đảm bảo rằng thẻ Title của bạn thân thiện với SEO nhất có thể nhé.
Bước 3: Tối ưu hóa Title của bạn cho SEO
Qua 2 bước ở trên cũng khá mệt rồi nhỉ, nhưng đó là chưa đủ để tối ưu cho trang của bạn, hãy thực hiện thêm một số cách này nữa để đảm bảo rằng thẻ Title của mình được tối ưu hóa.
Đây là bước mà hầu hết mọi người hoàn toàn bỏ lỡ!
Họ thường nghĩ, “Xong, tôi nghĩ Title thế này là đẹp rồi!” Nhưng họ quên rằng một trong những phương pháp Marketing và quảng bá chính là thông qua chia sẻ mạng xã hội!
Sau đây là những mẹo hay của tôi để tối ưu hóa thẻ Title của bạn cho mạng xã hội.
Sử dụng thương hiệu của bạn –– nhưng theo một cách khôn ngoan.
Thẻ Title có thể là một nơi tuyệt đẹp để đưa lên đó thương hiệu của bạn, nhưng nếu bạn lạm dụng nó, bạn có thể sẽ gặp phải một số bất lợi nhất định.
Google đề xuất sử dụng Thẻ Title trang chủ của bạn để bao gồm tên thương hiệu.
Ví dụ: “Vinalink – Tư vấn chiến lược marketing – Digital Marketing agency”
Đối với hầu hết các trang của bạn, thêm thương hiệu của bạn vào cuối thẻ Title là đủ (nếu còn chỗ).
Đây là cách tôi làm điều đó:
Ngăn các công cụ tìm kiếm viết lại Thẻ Title của bạn.
Bạn đọc đúng đấy, không phải đùa đâu: Đôi khi Google sẽ viết lại thẻ Title của bạn.
Thật điên rồ, tôi biết! Nhưng tại sao điều đó lại xảy ra?
Theo Silkstream: “Google sẽ tự động thay đổi cách hiển thị tiêu đề của bạn trong bảng tìm kiếm nếu thuật toán của họ cho rằng tiêu đề trang không đại diện chính xác cho nội dung trên trang đó.”
Vì vậy, nếu thẻ Title của bạn trông không ổn đối với Google, họ sẽ xem xét các yếu tố khác, bao gồm:
Content trên trang.
Anchor Text.
Structured Data.
Hãy xem Thẻ Title của website dưới đây:
Nếu bạn truy cập trang chủ và xem mã nguồn (nhấp chuột phải và chọn “Xem nguồn” hoặc “Xem nguồn trang”), bạn sẽ thấy công ty đặt tiêu đề là một câu khác:
Thực sự nó còn rất dài ở phía sau…
Google đã làm điều đó vì họ cảm thấy thẻ Title sửa đổi của họ sẽ giúp ích cho mọi người nhiều hơn so với phiên bản gốc.
Tin vui: Nếu bạn làm theo các bước được nêu trong bài viết này, Google sẽ giữ nguyên các Thẻ Title của bạn.
Nếu bạn thấy Thẻ Title của mình hiển thị khác so với mong muốn, hãy truy cập lại chúng và cố gắng tìm cách bạn có thể tối ưu hóa chúng hơn nữa:
Cân nhắc làm cho thẻ H1 của bạn khác với thẻ Title – Bạn có thể sử dụng hai bộ từ khóa khác nhau trong thẻ Title và H1, điều này giúp tăng cường SEO của bạn một cách tự nhiên. Các công cụ tìm kiếm sẽ tính thẻ Title là “tiêu đề”. (Chỉ cần đảm bảo rằng nó được tối ưu hóa.)
Đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ thẻ Title trùng lặp nào. Google nói rõ ràng rằng “Điều quan trọng là phải có tiêu đề, mô tả riêng biệt cho mỗi trang trên website của bạn.” Vì vậy, đừng copy paste các thẻ Title của bạn giống nhau nhé.
Nếu bạn đã hoàn thành tốt các bước trên, chúc mừng bạn, bạn đã có một Thẻ Title được tối ưu hóa! Hãy đăng nó lên thôi nào.