SEM là gì? Nên tập trung vào SEO hay quảng cáo trả phí trong SEM

SEM có nghĩa là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong marketing. Với sự phát triển đột phá của công nghệ như hiện nay, khó có thể phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời đến từ hình thức marketing này. Trong bài viết này bạn sẽ biết SEM là gì? Tại sao SEM lại quan trọng, các loại hình trong SEM và đặc biệt là cách ứng dụng SEM trong thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Hãy cùng Vinalink Media tìm hiểu ngay nhé!

SEM và SEO là gì?

SEM là gì?

SEM (Search Engine Marketing hay còn gọi tắt là Search Marketing – Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm) là quá trình tiếp thị của doanh nghiệp với mục tiêu gia tăng khả năng hiển thị website của doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm hoặc nhận được nhiều lượt truy cập cả miễn phí và mất phí.

SEO là gì? Phân biệt SEM, SEO và PSA

SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là hình thức có được traffic tự nhiên qua các tác vụ tối ưu nhằm đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Cốc Cốc.

Ngoài khái niệm SEM và SEO, khi tìm hiểu về SEM, bạn cũng cần hiểu thêm về PSA.

PSA (Paid Search Ads – Quảng cáo trả phí) là hình thức trả tiền để mua quảng cáo có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Cả SEO và PSA đều nhằm một mục đích là tăng lượt hiển thị website nhằm tăng độ phủ thương hiệu hay bán hàng.

Để dễ hình dung, bạn có thể hiểu rằng:

SEM = SEO + PSA

Như vậy, SEO và PSA đều là một phần của SEM.

SEM-là-gì
SEM có 2 phần chính là SEO và Paid Search Ads

Tại sao SEM lại quan trọng?

Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về SEO là gì hay Quảng cáo trả phí (Paid Search Ads) là gì và cách sử dụng chúng ra sao để có được nhiều Traffic nhất thì chúng ta hãy tìm hiểu xem tầm quan trọng của SEM đối với một doanh nghiệp nhé.

Hiện nay, công cụ tìm kiếm như một người bạn đồng hành giúp chúng ta khám phá thế giới bao la trên Internet. Bất cứ khi nào có câu hỏi gì chúng ta luôn thực hiện thao tác đầu tiên đó chính là lên Google Search tìm kiếm các thông tin liên quan giải quyết vấn đề của mình.

Các công cụ tìm kiếm luôn cải thiện chất lượng bằng những thuật toán với mục đích duy nhất là đem lại cho người dùng những kết quả chính xác nhất giải quyết ngay vấn đề, nhưng bên cạnh đó để các công cụ tìm kiếm có thể hoạt động họ sẽ cung cấp những vị trí cho chúng ta có thể đặt quảng cáo trả phí.

Tiếp thị sản phẩm qua các công cụ tìm kiếm sẽ giúp công ty tăng phạm vi tiếp cận khách hàng trên internet bằng việc tối ưu website hay quảng cáo để website của mình có vị trí cao nhất trên SERP.

Thông kế dưới đây của Backlinko cho thấy CTR của các vị trí đầu tiên luôn cao hơn so với tất cả các vị trí còn lại:

Google-Organic-CTR-SEM
Nguồn: Backlinko

Thành phần chính cấu tạo nên SEM

Như đã nói ở trên SEM được cấu tạo từ 2 thành phần chính là SEO và Paid Search ADS. Hãy cùng đi sâu vào từng thành phần một nhé.

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm hay còn gọi là SEO là quá trình tối ưu hoá website nhằm đạt thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm cho các từ khoá nhất định.

Quá trình làm SEO với mục đích sáng tạo những Content chất lượng giải quyết nhu cầu của người dùng nhưng bên cạnh đó là thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Trong các năm trước kia thì SEO người ta luôn nghĩ răng là nhồi nhét từ khoá ở khắp mọi nơi, đặt backlink đặt cả mọi nơi có thể đặt nhằm có số lượng link lớn nhất với suy nghĩ “nhiều backlink là thắng” mà chẳng quan tâm tới người dùng của mình phải đọc những gì.

Nhưng ngày nay SEO càng trở nên phức tạp hơn khi Google ra nhiều các thuật toán lớn như Google Panda, Google Penguin hay Google Hummingbird nhằm đánh tụt hoặc loại bỏ các kết quả tìm kiếm có nội dung kém chất lượng tăng trải nhiệm người dùng.

Để hiểu sâu hơn về SEO, thì chúng tôi xin nêu ra 5 công việc chính như sau:

  • Technical SEO: là các tối ưu hoá cho việc đọc, hiểu thông tin và lập chỉ mục của các công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn.
  • Onpage SEO: là các tối ưu từng page hoặc trang chủ website của bạn nhằm tạo tín hiệu tốt cho các công cụ tìm kiếm hiểu được website sâu hơn
  • Content SEO: Đây là các tối ưu về nội dung có thể là tối ưu hình ảnh, context cho người dùng có trải nhiệm tốt nhất.
  • Offpage SEO: Quảng bá website của bạn ở mọi nơi trên Internet để có được nhiều tín hiệu mạng xã hội hay backlink (đây cũng là một thuật toán xếp hạng quan trọng của Google nói riêng và các công cụ tìm kiếm khác nói chung)
  • Local SEO: Tối ưu website giúp người dùng có thể dễ dàng tìm được địa chỉ để tới trực tiếp mua hàng hay đặt dịch vụ.

Thảm khảo dịch vụ SEO của Vinalink Media nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để gia tăng doanh thu trên Internet.

Quảng cáo trả phí (Paid Search ADS)

Ngoài các traffic tự nhiên miễn phí từ việc tối ưu SEO, chúng ta còn một cách khác để có được traffic nhắm chính xác tới người dùng trên các công cụ tìm kiếm đó chính là Paid Search ADS.

Quảng cáo trả phí trên Google sẽ có định dạng như sau:

Paid-Search-ADS
Quảng cáo từ khoá trên Google Search

Thay vì tối ưu và phải đợi Google quét nội dung sau nhiều ngày để được có thứ hạng trong TOP 10 (hoặc không) thì bạn có thể chi trả tiền cho một vị trí quảng cáo trên TOP luôn.

Tất nhiên nó cũng không đơn giản là trả tiền là sẽ được lên TOP cao luôn khi các nhà quảng cáo luôn cạnh tranh giá thầu từng chút một để có vị trí top 1.

Mô hình quảng cáo chính được sử dụng là PPC và đơn vị cung cấp quảng cáo trên công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện này là Google Ads.

Với Google Ads, quảng cáo trả phí trong SERP sẽ được các nhà quảng cáo đấu giá các từ khoá để quảng cáo có thứ hạng cao nhất. Và khi người dùng search từ khoá đó, quảng cáo sẽ hiện ra.

Thứ hạng của quảng cáo thường dựa vào việc ai đấu giá cao nhất. Khi người dùng bấm vào quảng cáo thì bạn sẽ phải trả số tiền bằng đúng với số tiền đấu giá và số tiền trên mỗi click này gọi là Cost Per Click (CPC).

Ứng dụng SEM trong thực tế – nên tập trung vào SEO hay Quảng cáo trả phí?

Với 2 thành phần trên của SEM thì bạn đang tự hỏi rằng mình nên tập trung vào mảng nào để đem lại hiệu quả tốt nhất đúng không? Ở phần này tôi sẽ chỉ ra khi nào nên dồn lực vào SEO hay vào Paid Search ADS.

Khi nào bạn nên tập trung vào SEO

Bạn có ít ngân sách: Nếu bạn là một startup hay một doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực tài chính thấp thì bạn nên tập chung vào SEO. Có thể bạn sẽ không nhìn thấy hiệu quả đem lại khi dồn lực vào SEO trong một vài tháng hoặc cả năm nhưng còn hơn là đốt một đống tiền cho quảng cáo và chẳng thu về được cái gì.

Bạn có tính kiên nhẫn: Thường thì các chiến dịch SEO sẽ đem lại hiệu quả nhìn thấy được trong khoảng từ 3-6 tháng hoặc 6-12 tháng. Nếu bạn có tính kiên trì và có thời gian, hãy chọn SEO.

Bạn có những đối thủ không làm SEO: Hãy đi 1 vòng tham khảo đối thủ của mình trên Google Search, hãy thử kiểm tra nội dung hoặc website của đối thủ có được tối ưu Onpage đầy đủ không? Thì lúc này bạn hãy nghĩ ngay tới việc làm SEO.

Khi nào bạn nên tập trung vào Quảng cáo trả phí

Bạn có một ngân sách nhất định và ổn định: Hãy tự lên cho mình một khoản ngân sách nhất định và ổn định để chạy quảng cáo. Tại sao lại cẩn ổn định vì lúc này bạn không làm SEO nên tất cả traffic của bạn sẽ chỉ tới từ việc quảng cáo nên hãy chuẩn bị một khoản tiền nhất định cho việc này.

Bạn sử dụng thành thạo Google Ads: Việc đấu giá quảng cáo ai trả tiền nhiều hơn thì có kết quả tốt hơn nghe có vẻ dễ nhưng thực sự không hề như bạn nghĩ. Với việc nên một chiến dịch quảng cáo bạn sẽ phải quan tâm nhiều hơn về vấn đề tài khoản quảng cáo, ROI, CPC, điểm chất lượng và đánh giá một chiến dịch quảng cáo hiệu quả để tăng ngân sách hay giảm ngân sách. Nó thực sự khiến bạn đau đầu đấy! Nhưng nếu bạn đã sử dụng thành thạo Google Ads và có kinh nghiệm tối ưu, hãy chọn Paid Search ADS.

Bạn đang có một chiến dịch Marketing phải thực hiện ngay: Hãy lấy ví dụ như 2 tháng nữa là Tết, bạn đang có rất nhiều giỏ quà Tết và cần phải làm các chiến dịch marketing để bán hết số đồng quà Tết này đi nhanh nhất có thể. Nếu chọn SEO thì phải mất thời gian từ 3-6 tháng để có kết quả, lúc này hãy nghĩ tới Quảng cáo trả phí.

Kết hợp cả 2 để có kết quả tốt nhất

Trong trường hợp bạn không có đủ lực để làm thực hiện cả SEO và PSA cùng một lúc thì mới cần xem xét xem hiện tại cần tập trung vào cái nào. Nhưng trong lâu dài, thì bạn nên thực hiện cả SEO và PSA để đạt được hiệu quả tốt nhất. SEO sẽ giúp giảm giá thầu quảng cáo và quảng cáo sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện SEO dễ dàng hơn.

Triển khai một chiến dịch SEM thành công là không dễ dàng, nó đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc biệt và dày dặn kinh nghiệm… Nếu bạn không có những kỹ năng đó thì tốt nhất là để nó cho các chuyên gia. Tiết kiệm công sức và thời gian quý báu của bạn và đồng thời tăng cơ hội nhận được kết quả mong muốn theo cách nhanh nhất có thể.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu SEM là gì, phân biệt SEM và SEO, cũng như cách ứng dụng SEO và PSA trong thực tế để các chiến lược SEM đạt được hiệu quả cao. Rất mong những thông tin này hữu ích với bạn.

Chúc các bạn thành công!!!

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

Vinalink Media

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Gửi email cho chúng tôi tại [email protected] gọi điện tới số 024.3972.6746 hoặc điền thông tin của bạn vào form bên phải.