Quản trị website WordPress từ A đến Z cho người mới bắt đầu
WordPress là một nền tảng web phổ biến trên thế giới (khoảng 42% web được xây dựng trên WordPress), trong đó có Việt Nam. Nếu bạn muốn trở thành một quản trị website chuyên nghiệp thì không thể không thành thạo việc quản trị website WordPress.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin, kiến thức hữu về cách quản trị website WordPress.
FAQ
WordPress là gì?
WordPress là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở miễn phí viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP cùng với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB giúp bạn tạo website, blog hay ứng dụng dễ dàng và đẹp mắt.
Quản trị website WordPress có khó không?
So với các nền tảng khác như Magento hay Shopify, WordPress được đánh giá là một nền tảng xây dựng web thân thiện, dễ sử dụng trong việc cài đặt và phát triển mà không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần có các kiến thức cơ bản để quản trị được website WordPress.
Mục lục
Đăng nhập quản trị website WordPress
Để quản trị website WordPress, việc đầu tiên tất nhiên là phải đăng nhập được vào trang quản trị.
Thông thường, URL để truy cập khu vực quản trị của website WordPress sẽ là: http://tenmiencuaban/wp-admin hoặc http://tenmiencuaban/wp-login.php. Nếu không phải thì bạn hãy hỏi công ty về link truy cập trang quản trị.
Sau đó, bạn nhập tên người dùng (địa chỉ email) và mật khẩu để đăng nhập.
Nếu quên mật khẩu bạn có thể click vào “Bạn quên mật khẩu?” và làm theo hướng dẫn để được cấp lại mật khẩu mới.
Tip: Bạn cũng có thể thay đổi URL truy cập trang quản trị để website được bảo mật hơn bằng các plugin như Plugin WPS Hide Login hay Plugin Protect Your Admin.
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy trang quản trị website WordPress hiện ra như ảnh bên dưới.
Khi quản trị một trang web, bạn cần quan tâm 2 phần trong trang quản trị là:
- Nội dung
- Tùy chỉnh
Trong trang quản trị WordPress:
- Nội dung được tạo thành từ Bài viết (Post), Media và Trang (Pages).
- Tùy chỉnh là các thay đổi trên toàn trang web, chẳng hạn như chỉnh sửa menu, điều chỉnh màu sắc, thêm tiện ích con… được thực hiện từ Trình tùy chỉnh. Bạn có thể truy cập Trình tùy chỉnh bằng cách đi tới Giao diện (Appearance) → Tùy biến (Customize).
Tip: Thay đổi ngôn ngữ cho trang quản trị WordPress, đi tới Cài đặt (Settings) → Tổng quan (General), tìm kiếm Ngôn ngữ của trang (Site Language), chọn ngôn ngữ bạn muốn sử dụng, bấm Lưu thay đổi (Save changes) để lưu lại cài đặt của bạn, ngôn ngữ mới sẽ được áp dụng cho trang web của bạn.
Thêm nội dung trong quản trị website WordPress
Sự khác biệt giữa trang (Pages) và bài đăng (Post)
Một trang được sử dụng tốt nhất cho nội dung không thường xuyên thay đổi. Ví dụ tốt về các trang sẽ là trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang liệt kê các sản phẩm, dịch vụ của bạn và trang chi tiết sản phẩm, dịch vụ….
Bài đăng là các mục được liệt kê theo thứ tự thời gian đảo ngược trên trang web của bạn. Hãy coi chúng như những bài báo hoặc thông tin cập nhật mà bạn chia sẻ để cung cấp nội dung mới cho người đọc. Bạn có thể hiển thị chúng trên trang web của mình theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bằng cách sử dụng khối Bài đăng trên Blog hoặc bằng cách đặt trang bài đăng.
Thêm trang trong quản trị website WordPress
Thêm các trang đầu tiên của bạn
Đầu tiên, hãy chuyển đến Trang (Pages), sau đó nhấp vào Thêm trang mới (Add New).
Thao tác này sẽ mở trình chỉnh sửa Khối (Block). Bạn có thể thấy một tùy chọn để chọn bố cục được thiết kế trước khi tạo một trang mới. Bạn có thể chọn một mẫu hiện có và chỉnh sửa thêm hoặc bắt đầu với một trang trống.
Bên cạnh Block, bạn cũng có thể tạo trang với Trình chỉnh sửa Elementor (Edit with Elementor).
Để làm quen, hãy thử tạo một trang hoàn chỉnh bằng 1 trong 2 cách (hoặc cả 2), bạn sẽ dần quen với các thao tác để tạo trang.
Khi bạn hài lòng với giao diện trang của mình, hãy tiếp tục và nhấp vào Xuất bản ở góc trên cùng bên phải để xuất bản trang lên website.
Bạn muốn thêm một số trang nữa? Hãy tiếp tục tạo và xuất bản chúng, sau đó chuyển sang bước tiếp theo. Nếu bạn muốn thêm một trang blog, hãy tạo và xuất bản một trang có tên là “Blog” (hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn!). Để trống và thêm các bài đăng trên blog trong bước tiếp theo.
Đặt Trang chủ và Trang bài đăng
Để đặt Trang chủ và Trang bài đăng, đi đến Giao diện (Appearance) → Tùy biến (Customize).
Điều đầu tiên chúng ta nên làm là thiết lập một trang chủ. Để thực hiện việc này, hãy chọn Cài đặt Trang chủ (Homepage Settings).
Chọn trang bạn đã tạo làm trang chủ (Homepage) và trang tập hợp bài viết (Post page).
Nhấp Đã xuất bản (Publish) để lưu thay đổi.
Thêm bài viết lên website WordPress
Hãy chuyển đến Bài viết (Posts), sau đó nhấp vào Viết bài mới (Add New) để thêm bài viết mới lên website.
Tip: Cài đặt các plugin như Yoast SEO hoặc Rank Math SEO để đăng bài viết chuẩn SEO dễ dàng hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO cho website
Thêm ảnh lên website WordPress
Có 2 cách để thêm ảnh lên website WordPress:
- Cách 1: Thêm ảnh trực tiếp từ Media – Tải lên (Add new)
- Cách 2: Thêm ảnh khi tạo trang hoặc bài viết.
Trình tùy chỉnh trong quản trị website WordPress
Để tùy chỉnh website WordPress, bạn đi đến Giao diện (Appearance) → Tùy biến (Customize). Tại đây bạn có thể thấy giống như hình ảnh bên dưới.
Các mục để bạn có thể tùy chỉnh là:
- Nhận dạng site (Site Identity)
- Menu
- Widget
- Cài đặt trang chủ (Homepage Settings)
- CSS bổ sung (Additional CSS)
Lưu ý: Các chủ đề khác nhau có thể bao gồm các tùy chọn bổ sung khác trong các điều khiển của Bộ tùy chỉnh.
Nhận dạng site (Site Identity)
- Logo – Thêm logo một lần và nó sẽ tự động hiển thị trong mọi chủ đề hỗ trợ logo.
- Tiêu đề trang web – Tiêu đề trang web của bạn xuất hiện ở đầu trang web của bạn trong Tiêu đề. Đây là một nơi tuyệt vời để đặt tên doanh nghiệp hoặc blog của bạn.
- Dòng giới thiệu – Dòng giới thiệu sẽ hiển thị theo phong cách nhẹ nhàng hơn gần Tiêu đề trang web của bạn. Khẩu hiệu hữu ích cho một trích dẫn hoặc tuyên bố sứ mệnh ngắn gọn (một câu).
- Biểu tượng trang web – Biểu tượng trang web là những gì bạn thấy trong các tab trình duyệt, thanh dấu trang và trong ứng dụng di động WordPress.
Menu
Menu được sử dụng để quản lý menu điều hướng cho nội dung bạn đã xuất bản trên trang web của mình. Bạn có thể tạo menu và thêm các mục cho nội dung hiện có như trang, bài đăng, danh mục, thẻ, định dạng hoặc liên kết tùy chỉnh.
Bạn có thể nhấp và kéo để sắp xếp lại các menu. Tạo menu con bằng cách nhấp và kéo chúng bên dưới nhau. Bạn cũng có thể sử dụng tùy chọn Sắp xếp lại để thực hiện việc này. Lưu ý cách các thay đổi được phản ánh trong bản xem trước của trang web ở bên phải.
Menu có thể được hiển thị ở các vị trí được xác định bởi chủ đề của bạn hoặc trong các khu vực tiện ích bằng cách thêm widget “Menu Điều hướng”.
Widget
Widget là một công cụ mà bạn có thể thêm vào các sidebar (thanh bên) và footer (chân trang) trong trang web của bạn. Một số chủ đề có nhiều khu vực tiện ích trong khi những chủ đề khác chỉ cung cấp một khu vực tiện ích thanh bên hoặc chân trang.
Cài đặt Trang chủ (Homepage Settings)
Theo mặc định, trang web của bạn được thiết lập để hiển thị các bài đăng mới nhất trên trang chủ của bạn. Trong menu Cài đặt Trang chủ, bạn có thể thay đổi những gì khách truy cập nhìn thấy khi họ truy cập trang web của bạn lần đầu tiên.
CSS bổ sung (Additional CSS)
CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử HTML, một cách dễ hiểu là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang web.
Nếu bạn biết về CSS thì có thể sử dụng phần này để thay đổi một số phần trong giao diện của website.
Quản trị website WordPress – Làm cách nào để thêm plugin?
Tất cả các trang web trên WordPress.com đều có một lượng lớn các tính năng tích hợp sẵn có thể đáp ứng những gì bạn cần. Ngoài ra bạn cũng có thể cài đặt các plugin tùy chỉnh của bên thứ ba.
Để cài đặt plugin, hãy chuyển đến Plugin → Cài mới (Add New).
Bạn sẽ thấy một số plugin nổi bật, cũng như tab dành cho các plugin phổ biến nhất, được đề xuất và yêu thích nhất. Bạn cũng có thể tìm kiếm các plugin theo chức năng hoặc tìm kiếm một plugin cụ thể mà bạn đã nghe nói về nó và muốn cài đặt.
Hoặc tải plugin mà bạn đã có lên.
Trên đây là tất cả những thông tin, kiến thức cơ bản để bạn có thể quản trị website WordPress một cách hiệu quả.
Rất mong bài viết này đã mang đến những kinh nghiệm hữu ích cho việc quản trị trang web WordPress của bạn.
Chúc bạn thành công!