7 kỹ năng PHẢI CÓ để trở thành nhân viên quản trị website chuyên nghiệp
Bạn muốn trở thành một nhân viên quản trị website chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ hướng dẫn quản trị website và đưa ra 7 kỹ năng để bạn trở thành một webmaster.
Mục lục
Nhân viên quản trị website
Nhân viên quản trị website là người thực hiện quá trình, hoạt động quản lý, xây dựng, tối ưu và phát triển website để website vận hành tốt nhất, giúp hoạt động kinh doanh online và marketing trên website đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cách tìm việc cho nhân viên quản trị website
Hiện nay, có rất nhiều website tìm việc làm, các hội nhóm tuyển dụng trên facebook, các bạn có thể lên đó, để tìm thông tin tuyển dụng của các nhà tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của bạn và ứng tuyển.
Những hội nhóm facebook về quản trị website, nhân viên quản trị website
Những trang web tìm việc cho nhân viên quản trị website
Nhân viên quản trị website phải thực hiện những công việc nào
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu khác nhau với vị trí quản trị viên website, các công việc cần thực hiện cũng có thể khác nhau.
Các công việc của một nhân viên quản trị website có thể bao gồm:
- Lên kế hoạch xây dựng, thực hiện, quản trị website
- Bảo mật cho website
- Cập nhật, nâng cấp, kiểm tra và fix lỗi trên website
- Back up cơ sở dữ liệu website
- Quản lý, làm việc với các bên cung cấp tên miền, hosting, server của website
- Tối ưu SEO, tốc độ cho website
- Lên kế hoạch, thực hiện, quản lý, phát triển giao diện, nội dung cho website
- Quản lý theo dõi, đánh giá các chỉ số của website trên Google Analytics, Google Search Console…
7 kỹ năng PHẢI CÓ của một nhân viên quản trị website chuyên nghiệp
Kỹ năng quản lý thời gian
Với các đầu việc được liệt kê ở trên, để thực hiện, hoàn thành được các tất cả các công việc một cách khoa học, hợp lý đòi hỏi một quản trị viên website phải có kỹ năng quản lý thời gian.
Để quản lý thời gian hiệu quả, bạn cần xác định được việc nào là quan trọng, cần thực hiện trước, ước lượng được thời gian thực hiện cho các công việc là bao lâu. Từ đó mới có thể sắp xếp công việc phù hợp, tối ưu về thời gian.
Kỹ năng lập kế hoạch quản trị website
Lập kế hoạch là kỹ năng cần có của bất kỳ công việc nào, việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, chủ động trong việc quản lý công việc.
Một số kế hoạch bạn cần lập khi thực hiện quản trị website:
- Kế hoạch xây dựng website: lập kế hoạch khi xây dựng mới, xây dựng lại website cho cửa hàng, doanh nghiệp, công ty.
- Kế hoạch nâng cấp, sửa chữa website: sau một thời gian sử dụng website trở nên lỗi thời, bạn cần nâng cấp, sửa chữa lớn thì cũng cần lập kế hoạch.
- Kế hoạch phát triển nội dung cho website: nội dung là linh hồn của website, phát triển nội dung cho website là cả một quá trình dài và liên tục yêu cầu một cần có một kế hoạch cụ thể.
Các kế hoạch này thường không được thực hiện lần lượt mà có thể bị chồng chéo lên nhau, vì vậy, bạn cũng cần lập các kế hoạch thực hiện công việc theo thời gian cụ thể, kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch theo tháng, kế hoạch theo tuần), kế hoạch dài hạn (kế hoạch 1 năm, 5 năm, 10 năm…) để theo dõi được tổng quát các công việc cần thực hiện.
Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập
Để hoàn thành được hết những việc trên một cách hiệu quả, nhân viên quản trị website sẽ phải phối hợp nhịp nhàng với lập trình viên, team thiết kế, content… và đóng vai trò như người quản lý, kết hợp tất cả những yếu tố để tạo nên website đúng chuẩn.
Không chỉ làm việc với lập trình viên, team thiết kế hay content, nhân viên quản trị trang web còn phải làm việc với các phòng ban khác như marketing, sales… để đảm bảo nội dung trên website đúng và phù hợp với định hướng phát triển của công ty, cập nhật kịp thời, chính xác các thông tin về sản phẩm lên website.
Bên cạnh kỹ năng làm việc nhóm, thì bạn cũng phải tự hoàn thiện kỹ năng làm việc độc lập để hoàn thành tốt các công việc được giao. Hãy chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý thời gian và làm việc theo kế hoạch đã đặt ra.
Kỹ năng về công nghệ thông tin, HTML, CSS, JS
Để quản lý website cũng như xây dựng và thực hiện một số thay đổi cơ bản trong website, nhân viên quản trịb website cần có hiểu biết nhất định về HTML, CSS và mã Javascript.
Ngoài ra, khi làm việc với các bên cung cấp tên miền, hosting, server… để chọn được dịch vụ tốt cho website bạn cũng cần có hiểu biết cơ bản về các vấn đề này.
Nếu là một người học công nghệ thông tin thì những kiến thức này không có gì quá xa lạ, nhưng nếu không phải thì bạn cũng đừng lo lắng. Hiện nay, ở trên mạng có rất nhiều thông tin, tài liệu học tập mà bạn có thể tham khảo. Chỉ cần bạn chăm chỉ tìm hiểu, thực hành nhiều là có thể nắm bắt được.
Bạn có thể học thêm về HTML, CSS, JS tại đây.
Kỹ năng thiết kế
Một trong những công việc của quản trị viên website là xây dựng giao diện cho website. Vì vậy, thiết kế là một trong những kỹ năng cần có của một webmaster chuyên nghiệp.
Photoshop hay AI là những công cụ thiết kế quen thuộc, được sử dụng rộng rãi. Nếu có điều kiện các bạn có thể học thêm cách sử dụng các công cụ này để phục vụ cho công việc của mình. Ngoài ra, Canva cũng là một công cụ thiết kế online đơn giản dễ sử dụng mà bạn có thể tận dụng để cải thiện kỹ năng thiết kế của bản thân.
Kỹ năng content
Là một quản trị viên website, bạn có thể không phải là người trực tiếp viết bài nhưng bạn sẽ là người quản lý, lên kế hoạch, đưa các nội dung lên website. Bạn cần có kỹ năng content cơ bản để có thể kiểm tra, đánh giá các nội dung mà các CTV, nhân viên content viết cho website, đảm bảo các nội dung trên website là chính xác, phù hợp với yêu cầu của bạn.
Xem thêm: 10 kỹ năng viết bài chuẩn SEO
Kỹ năng đánh giá
Dù là công việc gì thì đánh giá là một bước quan trọng không thể thiếu để kiểm tra hiệu quả của công việc. Sau khi đã thực hiện được công việc một thời gian nhất định, hoặc hoàn thành công việc bạn cần đánh giá được hiệu quả của công việc có đạt được như mong muốn, công việc có đang bám sát đúng tiến độ hay không… Từ đó đưa ra những hướng giải quyết, phát triển phù hợp hơn cho website.
Để phân tích và đánh giá một website, bạn cần sử dụng thành thạo các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, Ahreft… Hãy tìm hiểu cách sử dụng các công cụ này, ý nghĩa của những chỉ số mà mỗi công cụ đưa ra để nắm được tình hình website mà bạn đang quản trị.
Ngoài các chỉ số có sẵn, bằng kinh nghiệm của mình, bạn có thể đưa ra các tiêu chí đánh giá của riêng bạn cho công việc của mình.
Trên đây là những thông tin về nhân viên quản trị website và các kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc này. Rất mong rằng những hướng dẫn quản trị website này sẽ giúp ích cho công việc của bạn!