Meta-Description-la-gi

Meta Description là gì? Tối ưu thẻ mô tả cho SEO 2022

Meta description là một phần tử HTML mô tả và tóm tắt nội dung ngắn gọn về trang của bạn nhằm thu hút người dùng người dùng và tối ưu cho thuật toán của các công cụ tìm kiếm. Mặc dù thẻ mô tả không còn quan trọng đối với thứ hạng SEO như trước đây, nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu On-page SEO của bạn.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu:

  • Meta description là gì, cũng như cách xem trước thẻ mô tả của trang web của bạn và người dùng sẽ thấy chúng như thế nào.
  • Tại sao thẻ meta lại quan trọng đối với trang web và đối với thứ hạng SEO của bạn.
  • Cách tối ưu thẻ mô tả tốt nhất cho SEO cũng như người dùng.

Hãy cùng đi vào bài viết nhé !

Meta Description là gì?

Meta Description là một thuộc tính trong các thẻ meta, là một đoạn mô tả ngắn trang của bạn. Chúng xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm dưới thẻ Title của bạn, mặc dù vậy, đôi khi công cụ tìm kiếm sẽ trả về kết quả là một đoạn văn bản từ nội dung chính của trang.

Meta-Description

Bạn có thể tìm thấy thẻ meta trên bất kỳ trang web nào bằng cách nhấp chuột phải vào trang và chọn “View page source”:

123

Khi bạn đang xem code của trang web, bạn có thể sẽ thấy thẻ meta, có thể sẽ trông giống như sau:

<meta name=”description” content=”Dịch vụ SEO tại Hà Nội, TPHCM,… uy tín & chuyên nghiệp giúp website lên TOP hàng ngàn từ khoá, 17 năm kinh nghiệm làm SEO của Vinalink Media”/> <meta name=”robots” content=”follow, index, max-snippet:-1, max-video-preview:-1, max-image-preview:large”/>

Thông tin này có ý nghĩa rằng, đoạn văn bản trong mã code đó sẽ được dùng làm đoạn văn bản trên thẻ mô tả hiển thị trên kết quả tìm kiếm khi khách hàng thực hiện tìm kiếm về một từ khóa liên quan. Meta Description cung cấp cho khách hàng mô tả và tóm tắt nội dung ngắn gọn xúc tích về trang của bạn, thu hút khách hàng tới các bước tiếp theo.

Cách kiểm tra độ dài Meta Description và bao nhiêu là đủ

Google gần đây đã mở rộng độ dài tiêu chuẩn cho các thẻ mô tả. Trước đây, chúng được khuyến nghị nên có độ dài 160 ký tự trở xuống. Đến năm 2017, Google sẽ hiển thị lên tới 300 ký tự trên bảng kết quả tìm kiếm.

Nhưng hiện nay khoảng trống của mỗi thứ hạng ngày càng nhỏ nên hãy tối ưu chúng trong khoảng từ 120-150 kí tự tương đương với 920px trên màn hình desktop.

Vậy làm sao tôi có thể biết được 920px là như thế nào?

Hãy thử kiểm tra chúng với công cụ Google SERP Simulator để biết được độ dài của đoạn mô tả của mình là bao nhiêu nhé.

Đây là một công cụ cho bạn xem trước thẻ mô tả cũng như thẻ title của website sẽ được hiển thị như thế nào trên kết quả tìm kiếm Google.

meta-description-preview-tool

Hoặc cũng có một cách khác để kiểm tra được độ dài thẻ mô tả nếu bạn sử dụng mã nguồn WordPress, đó chính là Plugin hỗ trợ SEO. Có rất nhiều Plugin hỗ trợ việc này nhưng cá nhân tôi lại rất thích dùng Rankmath để tối ưu.

rankmath-preview-meta-description

Tại sao tối ưu thẻ Mô tả lại quan trọng trong SEO?

Thẻ mô tả meta có thể có tác động đáng kể đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của bạn. Mô tả meta có một giá trị trung tâm:

Thẻ Mô tả được “mệnh danh” là “đoạn quảng cáo không phải trả tiền”.

Điều này có ý nghĩa rằng khi quảng cáo của bạn xếp hạng càng cao cho một từ khóa, Google và các công cụ tìm kiếm khác sẽ hiển thị mô tả chứa đựng thông tin có giá trị đến với càng nhiều khách hàng quan tâm hơn.

Tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy được, đều cần phải được tối ưu.

Có tác động không nhỏ tới CTR (Tỉ lệ nhấp chuột)

Mô tả hấp dẫn có sức mạnh để thu hút và tăng tỷ lệ nhấp vào kết quả tìm kiếm. Từ đó, lưu lượng ghé thăm website của bạn sẽ được cải thiện, tăng cường khả năng chuyển đổi.

Nó là một phần của SEO Onpage

Với một meta description có chèn các từ khoá một cách hợp lí sẽ gián tiếp cải thiện thứ hạng của website vì nó là một phần trong các tác vụ SEO-Onpage từ trước tới nay.

Những hãy nhớ rằng, trong một số trường hợp Google sẽ không lấy chính xác thẻ mô tả đã tối ưu để hiện ra kết quả tìm kiếm.

Cách viết meta description “chuẩn SEO” ?

Để viết được một đoạn meta description gọi là “hoàn hảo” bạn phải kết hợp toàn bộ các kĩ năng SEO, marketing, tư duy bán hàng và tâm lí khách hàng gói gọn toàn bộ trong một đoạn text. Nhưng hãy thoả mãn các điều kiện dưới đây bạn đã có thể viết được một mô tả gọi là “chuẩn SEO” rồi đó:

Đảm bảo độ dài của thẻ mô tả

Bạn chắc chắn phải có câu hỏi rằng: ” Thẻ meta description bao nhiêu ký tự là hợp lí?”, thì đây là câu trả lời cho bạn

Hãy cố gắng tối ưu trong khoảng 120-150 kí tự (dưới 920px) là an toàn nhất, tránh bị quá dẫn tới việc Google sẽ cắt bớt như thế này:

meta-description-quá-dài

Mỗi trang có một thẻ mô tả khác nhau

Đơn giản là mỗi page buộc phải có một mô tả riêng biệt không được giống nhau, nếu có nội dung trùng nhau bạn sẽ nhận được thông báo trong Google Search Console về sự trùng lặp này.

Nếu bạn là một website thương mại điện tử thì việc trùng lặp này rất dễ xảy ra và nó thực sự không tốt cho việc làm SEO.

Tập trung viết meta desctipon vào Local SEO

Nếu trang của bạn phục vụ một sản phẩm dịch vụ tại một nơi nhất định, hãy thêm địa điểm đó vào thẻ mô tả của bạn. Ví dụ như trang của bạn liên quan tới việc bán hoa tươi tại Hà Nội, hãy thêm từ khoá “tại Hà Nội” vào meta description của mình.

Việc này không chỉ làm tăng traffic từ các local search mà nó còn làm tăng tỉ lệ người dùng tương tác vào website của mình.

Đừng tối ưu quá đà

Nhồi nhét một loạt các từ khoá liên quan vào thẻ mô tả thực sự không làm tăng thứ hạng website với tất cả các từ khoá đó. Chỉ sử dụng một từ khoá chính và viết đoạn mô tả một cách tự nhiên nhất có thể.

Tối ưu hoá quá đà thật sự nhìn đoạn mô tả rất tệ, thay vào đó hãy tối ưu nội dung bài viết và cải thiện CTA sẽ tốt hơn đấy.

Hãy có một mô tả khác biệt với đối thủ

Liệt kê một loạt các tính năng thông số của sản phẩm nhìn chung thì cũng được, những có vẻ bạn cũng không khác đối thủ của mình là mấy vì họ cũng làm vậy mà. Bằng một cách nào đó hãy làm đoạn mô tả của bạn trông khác biệt hẳn với đối thủ và có điểm nhấn riêng của mình.

Sử dụng một số CTA như “giảm giá”, “miễn phí”, “kèm quà tặng”  hay một câu nói gì đó hài hước sẽ thu hút khách hàng hơn bao giờ hết

Kiểm tra Meta Description của đối thủ

Bằng cách theo dõi đối thủ của mình, bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng để về viết Meta Description cho mình. Bạn có thể học hỏi xem cách viết thẻ mô ta của website site đang đứng TOP 1 để hiểu được tại sao họ có thể đứng đó được với một thẻ mô tả như vậy.

Tiếp theo sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra xem Meta Description của trang đó có đúng với những gì Google hiển thị ra ngoài kết quả tìm kiếm hay không.

Hãy nhớ một điều nữa là đừng sao chép giống hệt họ nhé!

Có liên quan mật thiết với nội dung bài viết

Hãy viết một đoạn mô tả có liên quan chính xác tới nội dung của bài viết nó sẽ giúp người dùng đang biết mình chuẩn bị bấm vào kết quả có nội dung gì và đừng cố gắng lừa họ bằng những lời mời gọi không có thật trong đoạn mô tả nó sẽ khiến người dùng cảm thấy mình đang bị lừa và thoát khỏi website của bạn ngay lập tức.

Trên đây là các chia sẻ của Vinalink Media về thẻ Meta Description cách nhận biết và viết một thẻ mô tả chuẩn cho mình. Nếu còn gặp khó khăn gì trong việc viết thẻ mô tả cho trang hãy để lại lời nhắn phía dưới bài viết chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể.

Xem ngay: SEO Bách khoá toàn thư được biên soạn bởi Vinalink Media cho bạn cái nhìn tổng quát về SEO nhé.

Chúc các bạn thành công !

 

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

Vinalink Media

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Gửi email cho chúng tôi tại [email protected] gọi điện tới số 024.3972.6746 hoặc điền thông tin của bạn vào form bên phải.