Keyword Research – Nghiên cứu từ khoá “chuẩn” SEO 2022

Hôm nay, Vinalink Media sẽ giải nghĩa Nghiên cứu từ khoá là gì? Tầm quan trọng cũng như hướng dẫn quy trình để các bạn có thể lên được một bộ từ khoá chuẩn phù hợp với ngành hàng/ dịch vụ của mình.

Nếu bạn muốn có thứ hạng cao trên Google, có lẽ bạn sẽ thích bài viết này. Hãy chuẩn bị cho mình một ly trà hoặc cafe rồi cùng thực hiện Keyword Research với chúng tôi nhé.

1. Nghiên cứu từ khoá là gì?

Phần này chúng ta sẽ đi vào như ý nghĩa cơ bản của việc Keyword Research cũng như tầm quan trọng của việc này với SEO.

Giải nghĩa

Nghiên cứu từ khoá ( tiếng anh là Keyword Research) là quá trình bạn đi tìm các từ khoá hay cụm từ khoá liên quan tới ngành hàng, dịch vụ mình cung cấp mà người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc Search, Bing,….

Nghiên-cứu-từ-khoá

Tầm quan trọng của việc nghiên cứu từ khoá trong SEO

Nó sẽ giúp tối ưu trong việc làm content, Onpage SEO, chạy các chiến dịch email marketing hay quảng cáo thương hiệu.

Đó là lí do tại sao keyword research luôn là công việc đầu tiên của trong mỗi chiến dịch SEO.

Hơn hết, nó cũng chính là cách mà bạn có thể hiểu hơn về tệp khách hàng của mình dựa vào volume search hàng tháng rằng họ đang cần cái gì, những vấn đề mà họ gặp phải từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết nỗi đau của họ và biến họ trở thành khách hàng của mình.

Nghiên cứu từ khoá chính xác sẽ làm kim chỉ nam để đưa ra các chiến lược trong lộ trình làm SEO của bạn.

2. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khoá:

Bạn hoàn toàn có thể chẳng cần dùng công cụ hỗ trợ mà vẫn tìm được từ khoá của mình, chắc chắn rồi.

Nhưng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khoá miễn phí và trả phí sau sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lên bộ keywords chuẩn cho mình.

Google Keyword Planner (Miễn phí)

Đây là công cụ nghiên cứu từ khoá cho các nhà quảng cáo từ Google để tìm ra volume search, giá thầu cũng như là độ cạnh tranh quảng cáo của từ khoá.

Phải nói đây là một công cụ có giao diện rườm rà và rắc rối nhất mà tôi từng sử dụng vì nó có giao diện xấu không dễ gì cho một người mới chưa biết gì về SEO sử dụng

Nhưng tại sao nó vẫn được đưa vào đây?

…Vì tất cả dữ liệu mà nó đem lại đều đến trực tiếp từ Google (nên nó rất “uy tín”)

Hơn hết nó là một công cụ miễn phí tất cả những gì bạn cần đó chỉ là đăng kí một tài khoản quảng cáo Google ADS.

google-keyword-planner

Tips nhỏ: Để hiện chính xác lượt search là bao nhiêu 1 tháng, hãy sử dụng ngân sách chạy quảng cáo khoảng 500~1tr và Google Ads sẽ dần đưa ra số liệu này

Keywordtools.io (trả phí)

Đây là công cụ mà tôi thường sử dụng nhiều nhất để thực hiện keyword research cho một dự án.

Có 2 điều mà tôi rất thích ở công cụ này:

Một là, KeywordTools cho bạn RẤT NHIỀU từ khoá kèm Volume Search.

keywordtools.io

Thứ 2 là là một tính năng đánh giá từ khoá có liên quan đối thủ Analyze Compentitors. Từ đó tôi có thể xem các từ khoá của đối thủ có lượng search và độ cạnh tranh thấp để tối ưu lại website của mình.

keywordtools.io-2

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng công cụ Keywordtools.io

Ahrefs Keywords Explorer (trả phí)

Đây là một công cụ đưa ra các thông tin chi tiết nhất về từ khoá ( như lượng search, giá CPC, từ khoá liên quan,….)

ahrefs-Keywords-Explorer

Công cụ này còn đưa ra nhiều thông tin khác như:

  • Ước lượng bạn cần bao nhiều backlink từ bao nhiêu website để có thể đạt được top 10

ahrefs

  • Có bao nhiêu người search mà không tương tác.

ahrefs-keywords

  • SERPS Overview: Số liệu tổng quan của trang 1

ahrefs-keyword-research

3. Cách lên ý tưởng khi nghiên cứu từ khoá

Sau khi đã hiểu được sự quan trọng cũng như các công cụ hỗ trợ, giờ là lúc đi vào nghiên cứ bộ từ khoá cho riêng mình nhé.

Hãy biến mình trở thành khách hàng

Brainstorm là cách nhanh nhất và dễ nhất để có được các ý tưởng về từ khóa.

Tuy nhiên là những người làm SEO thì chúng ta luôn có xu hướng nghĩ về những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất.

Điều này cũng đúng thôi nhưng:

Do đó điều quan trọng là hãy tự biến mình thành một khách hàng những khó khăn mà họ có thể gặp phải và cần tới dịch vụ.

Hãy thử lấy ví dụ về một hàng hoa tươi.

Hầu hết các cửa hàng hoa sẽ tập chung nhiều vào các từ khóa “hoa tươi tại Hà Nội”, “shop hoa tươi” hay “cửa hàng hoa tươi”

Nhưng khi ngồi xuống và suy nghĩ như một người dùng thì bạn có thể sẽ nẩy ra một số câu hỏi như:

  • “hoa xin lỗi bạn gái”
  • “tôi có nên mua hoa cho buổi hẹn đầu tiên?”
  • “mua hoa tươi tặng sinh nhật mẹ”

Lưu ý: Hãy nhớ rằng đây chỉ là bước lên ý tưởng từ khóa, chứ đừng quan tâm quá nhiều tới volume search hay độ cạnh tranh.

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về việc này sau khi ngồi suy nghĩ một hồi lâu, thì tôi nghĩ 2 cách này có thể cải thiện được đấy:

  • Hãy giả bộ như là bạn chưa biết và chẳng có kiến thức gì về ngành của bạn, điều này sẽ giúp bạn trở thành một khách hàng và tìm kiếm bằng các câu hỏi.
  • Coi như sản phẩm của bạn từng tồn tại và suy nghĩ về cách bạn sẽ miêu tả và sản phẩm/ dịch vụ đó.

Ví dụ: Nhiều người không biết rằng có tồn tại cái máy gọi là máy tạo ẩm không khí nhưng họ chỉ biết rằng không khí xung quanh bị khô và nghĩ cách giải quyết. Thì họ sẽ tìm kiếm các câu hỏi như “cách làm tăng độ ẩm không khí” chứ họ sẽ không tìm “mua máy tạo độ ẩm không khí”

Và nếu vẫn con mơ hồ về lên ý tưởng này, hãy thử hỏi bạn bè xung quanh của bạn – họ chính là những người khách hàng chưa biết gì về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Từ đó bạn sẽ biết được

  • Cách mà họ diễn đạt.
  • Họ có sử dụng từ ngữ chuyên ngành hay dùng từ như bình thường.
  • Họ tìm bằng ngôn ngữ nào, bằng Tiếng Anh hay Tiếng Việt.

Đấy là tất cả những cách để có thể tự biến mình trở thành một khách hàng khi lên ý tưởng từ khóa.

Nghiên cứu từ khoá từ các Tìm kiếm có liên quan

Cách để lên ý tưởng từ khóa thứ 2 đó chính là các Tìm kiếm có liên quan nằm ở cuối trang tìm kiếm.

Hãy lấy ví dụ như bạn đang muốn tìm kiếm chủ đề về “điện thoại iphone” trên Google.

Tìm-kiếm-từ-khoá-liên-quan

Kéo xuống dưới cùng của trang bạn sẽ thấy 8 từ khóa gợi ý có liên quan của Google.

search-related

Đây là những gợi ý từ khóa đến trực tiếp từ Google nên đây là một nguồn thông tin đáng để dựa vào, nói cách khác Google đang muốn nói với bạn rằng “Có hàng nghìn người cũng đang tìm kiếm từ khóa này này”.

Hãy click vào các kết quả này và tiếp tục kéo xuống nó sẽ cho bạn thêm nhiều gợi ý tiếp theo đấy.

Sử dụng Google Suggest hay Youtube Suggest

Khi bạn đã có một list các topic liên quan tới dịch vụ/ sản phẩm, hãy thử gõ chúng vào ô tìm kiếm của Google.
Và xem Google Suggest gợi ý gì cho bạn.
Google-Suggest-từ-khoá
Đây là các từ khóa tốt nhất có liên quan tới chủ đề mà đang tìm kiếm. Hãy thêm chúng vào bộ keyword của mình.
Vì sao ư? Vì khi Google đã gợi ý cho bạn các cụm từ khóa như vậy nghĩa là ngoài kia người dùng đang tìm kiếm từ khóa này rất nhiều, bạn nên tập chung vào nó.
Hãy thử với Youtube Suggest:
Youtube-Suggest

4. Xác định độ khó của từ khoá trong SEO

Độ khó của từ khoá (hay còn gọi là Keyword Difficulty) là chỉ số đánh giá độ cạnh tranh của từ khoá dựa vào nhiều yếu tố như chỉ số backlink hay độ uy tín của 10 đối thủ trong trang nhất kết quả tìm kiếm.

Nhưng làm cách nào để tôi có thể biết được từ khoá của mình có cạnh tranh hay không?

Sẽ thật sự rất mất nhiều thời gian và công sức để có thể vào được trang nhất, nhưng nếu tìm được từ khoá với độ cạnh thấp thì bạn có thể lọt vào top 10 một cách dễ dàng.

Và đây là cách nhận biết đó có phải là một từ khoá khó hay không:

Các từ khoá dài (Long Tails Keyword) thường có độ cạnh tranh thấp

Nếu bạn là một website mới chưa có traffic và bạn muốn tập chung nguồn lực hiện có vào các từ khoá ít cạnh tranh.

long-tail-keywords

Ban đầu website site còn mới, hãy thử tập chung vào các Long-tail Keywords để có kết quả sớm nhất.

Sử dụng chỉ số ở các công cụ

Ở mỗi công cụ nghiên cứu từ khoá sẽ có chỉ số cạnh tranh như là :

Keywordtools.io

keyword-difficulty-keywordtools.io

Ahrefs

keyword-difficulty-ahrefs

Moz

keyword-difficulty-moz

Mỗi công cụ đều có các chỉ số cạnh trạnh theo cách tính dựa trên chỉ số DA và PA khác nhau, chẳng có một số liệu chính xác nào cả.

Ở bước này thì tôi khuyên nếu bạn thường hay sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá nào thì hãy chỉ tin chỉ số của công cụ đó. Nó có thể không hoàn toàn đúng, nhưng nó sẽ là một số liệu bạn tin tưởng để dựa vào khi xem độ cạnh tranh của từ khoá.

Đánh giá qua 10 đối thủ ở trang nhất

Đây cũng là một cách hay và đơn giản nhất để nhận biết được độ cạnh tranh của từ khoá.

Hãy dùng trình duyệt ẩn danh và tìm từ khoá bạn muốn biết độ cạnh tranh. Hãy nhớ cài thêm công cụ Mozbar để xem các chỉ số của website.

Hãy nhìn một lượt các website ở trang nhất, đánh giá các chỉ số DA PA hay số lượng backlink để có thể đưa ra đánh giá chung về độ cạnh tranh của từ khoá này.

Nếu trang một chỉ là các có chỉ số DA PA cao, là một nguồn thông tin chính thống như wikipedia thì từ khoá này thật sự rất cạnh tranh đấy.

Nhưng nếu trong trang 1, có xuất hiện kết quả là các trang blog có chỉ số DA PA thấp, thì cơ hội bạn có thể vào top 1 sẽ cao hơn.

5. Các bước lựa chọn từ khóa khi nghiên cứu chính xác nhất:

Sau khi đã có một bộ các từ khóa gợi ý từ các công cụ hỗ trợ, nhưng bạn không biết chọn từ khóa nào cho chính xác?

Cũng chẳng có công cụ nào sẽ chỉ cho bạn là: ” Đây, bạn nên làm từ khóa này, đây là từ khóa chuẩn nhất” cả.

Thay vào đó bạn phải tự tay lọc ra các từ khóa có độ cạnh tranh thấp, có liên quan tới ngành của mình.

Ở phần này tôi sẽ giúp bạn lựa chọn các từ khóa chính xác nhất khi nghiên cứu từ khóa.

Đặt ra mục tiêu chính xác

Trước khi chọn ra các từ khoá phù hợp cho doanh nghiệp của mình, hãy dành thời gian nghĩ xem mục đích làm SEO của bạn là gì. Có một số công ty chỉ làm SEO để lấy traffic về website nhưng nếu muốn vừa có traffic và vừa bán được hàng hãy suy nghĩ kĩ điều này.

Ví dụ như

  • Bạn muốn thấy có kết quả sớm nhất trong bao lâu? – SEO là một “cuộc chiến” dài hạn, nhưng nếu đi đúng hướng bạn có thể nhìn thấy rõ kết quả trong 1 tháng hoặc vài tháng. Nếu bạn muốn thấy một kết quả gì đó nhanh nhất để lấy động lực, hãy tập trung vào các từ khoá có độ cạnh tranh thấp và có lượng search cao.
  • Đối tượng của bạn là có liên quan thế nào? – Sản phẩm của bạn dành riêng cho một đối tượng cụ thể hay nó có thể phù hợp với tất cả mọi người truy cập vào website.
  • Bạn muốn Traffic của mình như thế nào? – Bạn muốn người truy cập mua hàng hay chỉ muốn phủ thương hiệu?

Xác định từ khoá chính, từ khoá phụ và từ khoá dài.

Sau khi đặt ra mục tiêu SEO của mình, hãy xác định đâu là từ khoá ngắn đâu là từ khoá dài.

Trong SEO, thường thì bộ từ khoá sẽ được chia làm 3 loại chính:

  • Từ khoá ngắn Head Terms: Là các từ khoá ngắn có lượng search lớn với độ cạnh tranh rất cao. Ví dụ như từ khoá “iphone xs”, người dùng thường search các từ khoá về mua điện thoại iphone xs, sửa điện thoại iphone xs…. Nên các từ khoá này có lượng chuyển đổi không cao
  • Từ khoá Body: Các từ khoá có 2-5 từ có thường có lượng search volume ít hơn so với từ khoá ngắn. Ví dụ như các từ “iphone xs max 256gb”, “iphone xs max 64gb” thường có độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khoá head terms.
  • Từ khoá dài: Các từ khoá dài thường có 4 từ trở lên và là các từ khoá rất cụ thể. Ví dụ như từ khoá “iphone xs max 256gb giá bao nhiêu”, “iphone 12 pro max 2020 giá bao nhiêu”…. hay các từ khoá dạng thông tin thường có độ cạnh tranh thấp hơn so với các từ khoá ngắn ở trên vì chúng có lượng search volume ít hơn so với các loại từ khoá trên.

Từ khoá ngắn phù hợp cho các chiến lược dài hạn, tập chung nhiều vào lưu lượng truy cập trong khi các từ khoá dài tập chung cho các chiến lược ngắn hạn cho kết quả nhanh chóng. Nhưng bạn sẽ cần cả 2 để có kết quả tốt nhất.

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ

Xong hai bước trên hãy tiến hành một số nghiên cứu sơ bộ:

  • Đưa ra các ý tưởng từ khoá – Hãy quay lại bước Lên ý tưởng từ khoá nhé 🙂
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khoá – để có thêm nhiều các gợi ý về từ khoá và chủ đề hơn. Ở đây tôi có hướng sử dụng công cụ Keywordtools.io để lên được một bộ từ khoá có các chỉ số chính xác và trực quan nhất, hãy xem nó thử nhé.
  • Lên danh sách từ khoá – Hãy lấy toàn bộ list từ khoá được gợi ý về để có thể dễ dàng lọc từ khoá nhé.

Lọc từ khoá

Sau khi đã có 1 list tổng thế các từ khoá, giờ là lúc bạn phải lựa chọn đâu là từ khoá tiềm năng và có liên quan tới dịch vụ sản phẩm của mình. Hãy nhìn một vòng và lọc chúng theo các tiêu chí sau:

  • Search Volume – Lưu lượng tìm kiếm là số lần mà từ khoá đó được người dùng tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy chọn ra các từ khoá có lượng search từ 40 trở lên trong 1 tháng để có lượng traffic tốt nhất về website.
  • Độ cạnh tranh – Tiếp theo hãy để ý đến độ cạnh tranh của từ khoá. Không phải ngẫu nhiên mà các từ khoá có lượng tìm kiếm cao nhất đều có độ cạnh tranh cao và tất nhiên là độ cạnh tranh cao thì khả năng lên TOP càng khó.
  • Sự phù hợp – Hãy nhìn tổng thể list từ khoá trả về để chọn ra các từ khoá có liên quan tới sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Hãy chắc chắn là chúng có lượng search nhất định và độ cạnh tranh thấp.
  • Thứ hạng hiện tại – Bạn đã có list các từ khoá đã chọn hãy kiểm tra xem với từ khoá đó website của bạn đang xếp hạng bao nhiêu trong TOP 100 để biết được mình nên dành nguồn lực hiện có để đẩy từ khoá nào.

Chọn ra ứng cử viên sáng giá nhất

Lúc này, dựa vào sở thích cá nhân cũng như hiểu biết hiện có hãy chọn ra một nhóm từ khoá mà bạn nghĩ là dễ tối ưu để làm trước. Các từ khoá này sẽ sớm có kết quả nhất định, đem lại một số kết quả sớm nhất để có động lực tiếp tục tiến đến tối ưu các từ khoá khác.

Dù ban đầu khi mới làm việc này có thể sẽ không được hoàn hảo, nhưng nó sẽ làm một cột mốc để bạn đưa ra những quyết định về nguồn lực làm cải thiện lượt truy cập hơn nữa. Hãy theo dõi kết quả theo từng ngày và đừng ngại đưa ra các quyết định thay đổi.

6. Một số cách nghiên cứu từ khoá nâng cao

Phantom Keywords

Hay còn gọi là từ khoá bỏ quên, là các từ khoá có liên quan tới chủ đề có lượng search mà chưa ai làm SEO từ khoá này cả.

Từ khoá bỏ quên này sẽ giải quyết 2 vấn đề:

+ Từ khoá mà bạn và đối thủ chưa làm SEO hoặc chưa tìm ra

+ Từ khoá có lượng tìm kiếm tương đối mà có độ cạnh tranh rất ít.

Đơn giản khi tìm được các từ khoá này chỉ cần bạn viết bài, tối ưu On-page cho từ khoá đó là nó sẽ tự động lên top 10 luôn.

Phantom Keyword có thể là các từ khoá liên quan ít nhiều tới ngành hàng dịch vụ của bạn mà có lượng search rất cao đem lại traffic cho bạn khi lên TOP từ khoá.

Ví dụ: Như website dichvuseo.com là các dịch vụ liên quan tới Marketing Online, vậy tôi có thể tìm các từ khoá liên quan tới Marketing Online để viết bài.

Hay như một website bán Máy làm thực phẩm, tôi có thể tìm các từ khoá về công thức nấu ăn, kĩ năng chăm sóc gia đình hay khởi nghiệp với máy thực phẩm

Vậy thì làm sao để tôi tìm được các từ khoá này bây giờ?

Đầu tiên hãy chuẩn bị cho mình 1 tài khoản Ahrefs bản trả phí.

Sau đó hay nghĩ về một chủ đề mở rộng hơn về dịch vụ của bạn, ở đây tôi sẽ là một website bán Máy thực phẩm và mở rộng ra tìm kiếm các từ khoá bỏ quên về nấu món ngon cho gia đình.

Hãy thử search về công thức nấu ăn xem ta sẽ chọn website nào nhé:

phantom 1

Ở đây ta tìm được một domain đứng top 1 có tên là cet.edu.vn, hãy thử phân tích website này trong Ahrefs nhé:

Phantom 2

Website này đang có tận 1400 từ khoá đứng top 100, okay tiếp tục nào

Hãy chọn đúng location Việt Nam để có kết quả đúng với thị trường ở Việt Nam, chọn KD (Keyword Difficulty) từ 0-1 ta sẽ có 1 bảng như sau:

phantom-3

Sau khi chọn tôi được một bảng từ khoá có từ “các món ngon sáng nấu tại nhà” với lượng search 200/tháng mà có chỉ số allintitle thấp.

phamtom 4

Nếu viết bài thì website của tôi sẽ nằm ở TOP 3 rồi.

Nhưng nếu cứ tạo nội dung cho các từ khoá này thì rất mất thời gian mà thứ đem lại chỉ có là traffic. Hãy cố gắng tối ưu nội dung bài viết, điều hướng người dùng về các từ khoá sản phẩm dịch vụ của mình nhé.

Sử dụng Content Gap – Ahrefs

Đây là một trong những công cụ ưa thích của tôi khi đang tìm kiếm các từ khoá có lượng search mà website của đối thủ xếp hạng mà bạn chưa.

content-gap

Ta sẽ có một list từ khoá mà bạn chưa xếp hạng trên TOP 100.

content-gap-2

 

Từ đó sort KD và Volume xuống khoảng từ 100~500, kết quả trả về là một list các từ khoá có độ cạnh tranh thấp và có lượng search khá tốt.

content-gap-3

Giờ chỉ còn một bước cuối cùng là check allintitle các từ khoá này rồi chọn ra các từ có chỉ số allintitle thấp để tối ưu và viết bài thôi.

Tổng kết

Hy vọng với bài viết này của Vinalink Media, các bạn đã biết được cách để lên được một bộ từ khoá chuẩn SEO cho mình.

Bạn sẽ làm việc gì trước, tìm Phantom Keywords hay đơn giản chỉ là lên ý tưởng từ khoá?

Hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của các bạn liên quan tới nghiên cứu từ khoá nhé !

Chúc các bạn thành công !

Nếu bạn có nhu cầu hãy tham khảo ngay dịch vụ seo từ khóa trên google trong dịch vụ seo tổng hợp của Vinalink nhé !

 

 

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

Vinalink Media

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Gửi email cho chúng tôi tại [email protected] gọi điện tới số 024.3972.6746 hoặc điền thông tin của bạn vào form bên phải.