Cách xác định Keyword Difficulty để tăng khả năng ON TOP
Ai cũng biết Search Volume là con số quan trọng trong nghiên cứu từ khoá khi làm SEO.
Nhưng bên cạnh đó có một chỉ số cũng không kém quan trọng đó chính là độ khó của từ khoá (Keyword Difficulty).
Hãy cùng Vinalink Media tìm hiểu xem Keyword Difficulty là gì? Và giải pháp khi gặp các từ khoá có độ khó quá lớn nhé.
Mục lục
Keyword Difficulty là gì?
Keyword Difficulty (hay còn gọi là độ khó của từ khoá) là chỉ số đánh giá độ khó để từ khoá xếp hạng
Chỉ số này càng cao thì khả năng xếp hạng trong TOP 10 càng khó, vì có rất nhiều các website với tuổi đời và độ tin cậy cao đã đứng hết các vị TOP 10.
Có rất nhiều yếu tố (cả trong lẫn ngoài) ảnh hưởng tác động đến chỉ số này, trong đó có cả điểm chất lượng trang web đối thủ và điểm chất lượng trang web của bạn.

Công cụ đánh giá độ khó của từ khóa cho SEO tốt nhất
Ahrefs Keywords Explorer
Với giao diện trực quan và dễ sử dụng cho một người bắt đầu làm SEO thì Ahrefs luôn là lựa chọn của tôi khi nói đến các công cụ phân tích từ khoá.
KWfinder
Là một công cụ được nhiều các nhãn hàng lớn tin tưởng sử dụng như Airbnb, Adidas hay Skyscanner sử dụng, KWfinder đang dần lấy được sự tin tưởng của nhiều SEOer trên toàn thế giới.
Moz Keyword Explorer
Với người làm SEO thì ai cũng quen thuộc với Moz qua sản phẩm Moz Tool Bar công cụ kiểm tra điểm PA DA của một website nhưng bên cạnh đó họ cũng có rất nhiều công cụ hỗ trợ làm SEO khác và một trong số đó là Keyword Explorer.
SEMrush Keyword Overview
SEMrush được xem như là công cụ hỗ trợ SEO mạnh nhất hiện nay với rất nhiều các công cụ giúp bạn tối ưu website cũng như kiểu tra đối thủ của mình sâu nhất có thể. Trong đó là công cụ Keyword Overview của SEMrush có thể phân tích lên tới 100 keywords cùng một lúc, bảng kết quả có đầy đủ các chỉ số như Search Volume, độ khó của từ khoá để xem chi tiết các sử dụng cũng như cách mà công cụ này nhận biết các từ khoá khó tại đây.
Keyword Difficulty (độ khó từ khoá) thường được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau
- Độ khó dựa theo công cụ hỗ trợ có thang điểm từ 0-100.
- Độ khó của từ khoá bằng cảm quan thị trường.
Độ khó dựa theo thang điểm của công cụ
Thường thì Keyword Difficulty nói tới chỉ số KD trong các công cụ hỗ trợ SEO có điểm số xếp hạng từ 0-100.
Hiểu theo nghĩa đơn giản là chỉ số này ở mỗi từ khoá càng cao thì khả năng rank top càng khó.
Hãy nhớ rằng: Công cụ Google Keyword Planner của Google Ads có một chỉ số là Độ cạnh tranh – là chỉ số độ cạnh tranh của các từ khoá quảng cáo PPC trong các chiến dịch ads và không có liên quan chính xác tới các kết quả tự nhiên.
Ở công cụ Keywords Explorer của Ahrefs, độ khó của từ khoá được chia làm nhiều màu giúp bạn nhận biết dễ dàng hơn:

Vậy điểm Keyword Difficulty này được tính như thế nào?
Mỗi công cụ đều có công thức tính toàn khác nhau nhưng tôi sẽ nói cách tính của Ahrefs, họ sẽ tính trung bình số Refering Domain của 10 kết quả đầu tiên của từ khoá đó rồi đưa ra thang điểm 0-100 mà không dựa vào yếu tố nào khác. Do đó, con số này cung cấp một ước tính hợp lí về số lượng refering domain cần thiết để có thể xếp hạng ở top 10 với từ khoá bạn đã chọn.

Độ khó của từ khoá bằng cảm quan thị trường
Thật khó để đánh giá một từ khoá bằng mắt thường nếu chưa có kinh nghiệm làm SEO nhiều, hãy để ý đến một số yếu tố dưới đây để có thể tự đánh giá Keyword Difficulty nhé.
Đánh giá độ khó của từ khoá dựa vào đối thủ
Tìm hiểu đối thủ của mình là ai và tại sao họ có thứ hạng hơn mình là cách tốt nhất để có thể đánh giá một từ khoá có khó hay không.
Hãy “để ý” đối thủ của mình qua:
- Chất lượng Content
- Tối ưu Onpage (Các bạn có thể xem các cách tối ưu Onpage của Vinalink Media)
- Backlink
Backlink là một yếu tố xếp hạng quan trọng nên nó sẽ giúp bạn tính được độ khó của từ khoá bằng cảm tính tốt hơn.
Đây là chỉ số duy nhất có thể đo lường được từ đối thủ nên nó luôn là trọng số được mọi người quan tâm khi đánh giá đối thủ của mình.
Độ uy tín
Ngoài xem đối thủ là ai, khả năng bạn xếp hạng với từ khoá còn dựa vào độ uy tín của website.
Điều này quan trọng khi website của bạn là một web mới, kể cả khi từ khoá có độ cạnh tranh thấp và bạn có một nội dung tuyệt vời nhưng bạn vẫn không thể xếp hạng hoặc rất lâu để xếp hạng với cái website mới tinh này.
Có một số cách để đánh giá độ uy tín của website như dựa vào chỉ số Domain Authority/Page Authority của Moz hay Citation Flow/Trust Flow của Majestic SEO.
Nhưng hãy nhớ rằng, chúng không được Google sử dụng để đưa ra thứ hạng cho website nên hãy so sánh nhiều chỉ số để đưa ra đánh giá về độ khó từ khoá chính xác nhất.
Chất lượng Content
Độ uy tín của website chẳng thể giúp gì được nếu như chất lượng content của bạn thấp đồng nghĩa với việc bạn chẳng thể cạnh tranh với 10 kết quả đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Bạn nên tự hỏi bản thân rằng:
- Những khó khăn nếu đầu từ vào Content để tốt hơn hoặc ít nhất bằng đối thủ.
- Chuyên môn của tôi về ngành nghề này có cao hơn đối thủ không?
- Tôi có thể cung cấp gì thêm cho người đọc để tốt hơn đối thủ?
Search intent
Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng đó là bạn nên xem Search Intent của mỗi truy vấn tìm kiếm là gì.
Nói cách khác, với từ khoá này thì người dùng muốn điều gì khi tìm kiếm họ tìm kiếm chúng trên Google.
Có 4 loại mục đích tìm kiếm cơ bản:
Vậy làm thế nào để tìm được Search Intent chính xác?
Cách đơn giản nhất chính là dựa vào kết quả top 10 để nhận đính chính xác người dùng đang muốn tìm kiếm cái gì.
Ví dụ: Hãy thử từ khoá “Máy lọc nước nào tốt nhất” nếu 10 kết quả đầu tiền đều là bài viết review thì chẳng có cách nào bạn có thể rank một trang sản phẩm của bạn vào được cả dù website của bạn có tuyệt vời đến mấy vì mục đích tìm kiếm của người dùng với từ khoá này không đúng.
Tại sao việc xem Độ khó từ khoá tại quan trọng?
Có rất nhiều người chọn từ khoá để viết bài dù bài viết được tối ưu content, tối ưu onpage chỉn chu nhưng hoàn toàn bài viết đó chẳng được xếp hạng cao hoặc không nằm trong TOP 100. Đơn giản vì ở bước chọn từ khoá họ đã chọn các từ quá có độ cạnh tranh quá khốc liệt.
Đây là lí do tại sao khi nghiên cứu từ khoá hãy luôn dành một bước là kiểm tra keyword difficulty xem độ cạnh tranh của từ khoá đó có cao quá hay không.
Làm việc này bạn sẽ:
- Có góc nhìn tổng quan về đâu là từ khoá hot và đâu là đối thủ mạnh trong ngành.
- Đưa ra các từ khoá có độ cạnh tranh thấp để xếp hạng thay vì là cố tập chung vào từ khoá chính.
- Tiết kiệm thời gian cho các từ khoá mà bạn có thể xếp hạng dù website của bạn chưa có đủ độ tin cậy.
Cách chọn từ khoá có Keyword Difficulty cho một chiến dịch SEO
Lựa chọn chính xác
Có 2 điều bạn cần để ý khi chọn lựa từ khoá đó chính là Volume Search và tính liên quan của từ khoá đối với website.
Hãy lựa chọn chính xác từ khoá có độ cạnh tranh thấp và có lượng search trung bình hàng tháng từ 90 trở lên. Nếu từ khoá có độ cạnh tranh thấp nhưng lượng search quá ít bạn cũng sẽ chẳng thu về nhiều kết quả khi đã có được thứ hạng cao. Nếu là một website mới tôi nghĩ với lượng search ít nhất là 90 là hợp lí.
Cũng phải kể đến là độ liên quan của từ khoá với website, bạn chẳng thể rank top với một từ khoá có độ cạnh tranh thấp vì nội dung của bạn không đúng với mục đích tìm kiếm của người dùng.
Đánh giá từ SERP
Đừng bao giờ dựa vào chỉ số của một công cụ để đánh đồng từ khoá khó hay không. Các chỉ số ở công cụ chỉ cho bạn một cái nhìn nhanh chóng về từ khoá chứ không đi sâu vào tìm hiểu đối thủ của bạn như nào.
Bên cạnh các chỉ số từ công cụ, hãy luôn đi dạo một vòng kết quả tìm kiếm cho mỗi từ khoá có độ cạnh tranh cao để biết đối thủ của mình thực sự như thế nào và tại sao họ lại có thể lên được top như vậy.
Việc này sẽ giúp bạn hiểu thêm về search intent, biết được dạng nội dung nào phù hợp với từ khoá đó và đối thủ của mình làm việc đó như thế nào.
Đừng hoảng sợ khi gặp từ khoá khó
Dù nói là tránh các từ khoá có độ khó cao nhưng bạn chẳng thể bỏ chúng đi được, các từ khoá có độ cạnh tranh cao sẽ đem lại cho bạn rất kết quả xứng đáng với những gì bạn bỏ ra để xếp hạng chúng.
Khi xếp hạng được các từ khoá khó bạn sẽ biết được mình đang phải đối mặt những gì (đối thủ chơi xấu, backlink bẩn,….) và những gì bạn phải làm để bảo vệ thứ hạng và trở thành một đối thủ xứng tầm với họ.
Dưới đây là một số cách để bạn có thể xếp hạng với các từ khoá có độ cạnh tranh cao:
- Nội dung nổi bật hơn – bạn có thể xếp hạng cao hơn đối thủ nếu chăm chút nội dung tốt hơn, bài viết có chiều sâu và trình độ chuyên môn cao sẽ đem lại trải nhiệm tuyệt vời cho người dùng.
- Các chủ đề bài viết liên quan tới nhau – Có một website có chủ đề nhất định với các đường dẫn nội bộ chất lượng dẫn tới nhau sẽ làm tăng thứ hạng của website.
- Chất lượng Backlink – có một lượng backlink chất lượng trỏ về một trang web nhất định cũng làm trang web đó có thứ hạng cao kể cả độ uy tín của website vẫn còn thấp.
Có sự so sánh giữa nhiều công cụ với nhau
Hãy sử dụng nhiều các công cụ hỗ trợ để có cái nhìn toàn diện nhất về độ khó của từ khoá.
Hãy thử một số cũng cụ như KWfinder, Ahrefs, Moz, SEMrush về độ khó của từ khoá để đưa ra nhận định của bạn về từ khoá này.
Trong SEO, tư duy ngắn hạn là kẻ thù lớn nhất với những người làm SEO.
Tham khảo ngay cách kiểm tra mật độ từ khóa để có thêm kiến thức làm SEO từ khóa bạn nhé!
Vậy nên đừng cố tránh né những từ khoá khó mà hãy đối mặt với chúng như một chiến binh SEO đích thực vì chúng sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Chúc các bạn may mắn !