Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Search Console 2021

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Search Console (Update 2022)

Một công cụ quản trị website hiệu quả đang được rất nhiều người sử dụng hiện nay đó là Google Search Console. Với những người quản trị trang web, marketer hay SEO chuyên nghiệp, Google Search Console tỏ ra thực sự hữu ích giúp tối ưu hóa thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google. Vậy Google Search Console là gì? Cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng Vinalink Media tìm hiểu qua bài viết này nhé !

1. Google Search Console là gì?

Google Search Console là một công cụ miễn phí của Google cho phép người dùng theo dõi và tối ưu hóa thứ hạng website của mình trong kết quả tìm kiếm. Công cụ này có tên gọi cũ là Google Webmaster tools.

Hướng-dẫn-sử-dụng-Google-Search-Console

2. Bạn có thể làm gì với Google Search Console:

Bạn có thể sử dụng Google Search Console để tối ưu SEO Onpage, bạn sẽ biết được Google biết gì về website của mình và xem tình trạng website trên Google Search.

Sử dụng mục Hiệu suất để tối ưu lại Content

Trong mục Hiệu suất ở bên trái màn hình, Google đã chuẩn bị cho bạn rất nhiều những báo cáo chi tiết về hiệu suất các trang được hiển thị trên SERPS.

Bạn có thể nhìn thấy chính xác từ khoá mà người dùng search rồi truy cập vào website của bạn và thứ hạng của từ khoá đó.

Hiệu-suất-Google-Search-Console

Các dữ liệu này được Google lưu lại tới 16 tháng giúp bạn có thể theo dõi và đánh giá được kết quả theo từng tháng, bạn có thể biết được lượng traffic tới từ quốc gia nào hay thiết bị truy cập vào website và còn nhiều thứ khác nữa:

  • Bạn có thể biết từ khoá nào mà người dùng tìm kiếm có hiển thị website của bạn trên SERPS
  • Xem được từ khoá nào đem lại lượng truy cập từ Google.
  • Thứ hạng từ khoá mà trang của bạn xuất hiện trên Google cho từng truy vấn cụ thể.
  • Bạn có thể xem được Tổng số lượt hiển thị và Tổng số lượt nhấp chuột vào website từ Google
  • Các lượt nhấp chuột tới website tới từ nước nào hay từ thiết bị nào.

Khai báo nội dung và Phạm vi lập chỉ mục

Ở tab Chỉ số Thiết yếu về Trang web, bạn có thể biết được các lỗi liên quan tới việc quét nội dung và index trang.

Phạm-vi-lập-chỉ-mục

Bạn có thể nhìn thấy chính xác có bao nhiêu trang được Google index và lí do tại sao một số trang không được.

Một số lỗi sẽ có nguyên nhân cụ thể, bạn có thể sử dụng công cụ Kiểm tra URL để tìm ra nguyên nhân cụ thể, sửa chúng và khai báo cho Google quét lại nội dung đã sửa chữa.

Được thông báo khi website gặp vấn đề

Khi cài đặt Google Search Console, bạn sẽ nhận được thông báo khi website dính các tác vụ thủ công.

Thao-tác-thủ-công

Ví dụ: khi website bị dính mã độc bạn sẽ nhận được thông báo và cách để khắc phục.

Khi khắc phục hết các lỗi bảo mật, bạn có thể chọn tab Vấn đề bảo mật để khai báo rằng các lỗi của tôi đã được sửa chữa hoàn toàn.

Đánh giá một trang bằng công cụ Kiểm tra URL

Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất của Google Search Console, bạn có thể sử dụng công cụ này để phân tích các vấn đề của một trang.

Công cụ này rất dễ sử dụng, hãy thử điền một URL vào công cụ này để được nhận những phân tích của Google.

Kiểm-tra-URL

Bạn sẽ nhận được các thông báo về trang web đã được index chưa?, Theo dõi và cải thiện các đoạn rich snippets hay tìm và khắc phục các lỗi liên quan tới schema markup.

Phân tích các link trỏ về website

Một công cụ hữu ích khác là tab Liên kết. Ở đây bạn sẽ nhận được kết quả tất cả các link của website mà Google quét được bao gồm các backlink hay internal link.

Liên-kết

Đây có thể là các link do-follow hay no-follow.

Các vấn đề liên quan tới Mobile Friendly và AMP

Website thân thiện với thiết bị di động là một điều quan trong không chỉ đối với việc làm SEO mà nó còn làm gia tăng trải nhiệm người dùng.

Tính-khả-dụng-trên-thiết-bị-di-động

Bạn có thể dùng công cụ Tính khả dụng trên thiết bị di động để kiểm tra các vấn đề có liên quan tới các lỗi trên mobile như các phần tử quá gần nhau hay nội dung bố cục trên di động bị tràn ra ngoài màn hình.

Thông báo cho Google biết các thay đổi trên website 

Với công cụ này bạn có thể thông báo cho Google biết rằng website của tôi có thay đổi và tới crawl trang của tôi một lần nữa đi.

Yêu-cầu-lập-chỉ-mục-Google-Search

Ví dụ: Bạn có thay đổi về nội dung website như viết thêm content, thay đổi bố cục bài viết hay on-page lại website. Thay vì là ngồi đợi Google bot tự tìm đến bạn có thể thông báo cho Google tới ngay bằng nút Yêu cầu lập chỉ mục.

 

3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google Search Console cho người mới bắt đầu 2021:

Nội dung này sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài đặt vào website cũng như cách sử dụng Google Search Console, tận dụng triệt để các tính năng của công cụ này để giúp bạn cải thiện thứ hạng từ khoá cũng như đánh giá tình trạng website của mình.

Cho một SEO-er thì các bạn có thể tham khảo 7 bưới dưới đây:

  • Bước 1: Cài đặt Google Search Console
  • Bước 2: Submit file Sitemap.xml
  • Bước 3: Tìm và sửa các vấn đề liên quan tới lập chỉ mục
  • Bước 4: Kiểm tra các vấn đề liên quan tới bảo mật hay dính Tác vụ thủ công
  • Bước 5: So sánh các thay đổi của website trước và sau khi Google Updates
  • Bước 6: Tìm và cải thiện CTR trên SERP
  • Bước 7: Xếp hạng thêm nhiều từ khoá và tăng số lượt hiển thị trên SERP.

Bước 1: Cài đặt Google Search Console

Đây là như là công việc đầu tiên khi làm dịch vụ SEO của mỗi SEO-er

Bước đầu tiên, dùng tài khoản Gmail của bạn đăng kí tài khoản tại Google Search Console. Chọn Bắt đầu ngay bây giờ.

Google Search Console

Điền URL trang chủ website của bạn vào ô Tiền tố URL

*Hãy lưu ý: Google nhận 2 phiên bản www. hay non-www, https:// hay http:// là 2 phiên bản khác nhau. Hãy chọn một phiên bản duy nhất để cài đặt.

đăng kí Google Search Console

Có rất nhiều cách để xác nhận nhưng ở đây tôi thường sử dụng 2 cách chính:

Sử dụng HTML

Sao chép thẻ meta bên dưới và dán vào trang chủ trên trang web của bạn. Thẻ phải nằm trong phần <head>, trước phần <body>

Xác-minh-URL

Rồi bấm xác nhận

Sử dụng Google Verification Code và plugin Yoast SEO (WordPress)

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress và có cài đặt plugin Yoast SEO, hãy sao chép mã xác nhận của Google như hình dưới đây ở đoạn mã HTML đã cho trước.

Sao chép toàn bộ các kí tự bên trong dấu ngoặc kép như hình dưới:

google-verification-code

Rồi chọn plugin Yoast SEO > Webmaster Tool và paste đoạn mã vừa copy vào ô “Code xác nhận từ Google” rồi bấm Lưu lại

Yoast-SEO-Google-Search-Console

Quay lại trang Google Search Console và bấm xác nhận.

Bước 2: Submit file Sitemap.xml vào Google Search Console

Sitemap là một tệp có định dạng đuôi .xml chưa tất cả các liên kết của một trang, nó như mà một tấm bản đồ cho Google bot giúp chúng có thể đọc và quét website của bạn dễ dàng hơn

Trước tiên bạn cần tạo file Sitemap.xml đặt chúng có định dạng URL https://tenmiencuaban.com/sitemap.xml

sơ-đồ-trang-web-sitemap

Rồi Submit URL này qua công cụ Sơ đồ trang web

Bước 3: Tìm và sửa các vấn đề liên quan tới lập chỉ mục

Là một SEO-er thì công việc lập chỉ mục một trang rất quan trọng. Nếu một trang hay nhiều trang có vấn đề về lập chỉ mục, bạn có thể khai báo rằng các lỗi của tôi đã được sửa chữa và hãy lập chỉ mục website của tôi.

Bước 4: Kiểm tra các vấn đề liên quan tới bảo mật hay bị phạt Tác vụ thủ công

Bước tiếp theo hãy kiểm tra website của bạn có gặp vấn đề gì về lỗi bảo mật hay bị phạt Google Penalty

Nó sẽ nằm ở 2 phần này của Google Search Console:

Bảo-mật-và-thao-tác-thủ-công-GSC

Bước 5: So sánh các thay đổi của website trước và sau khi Google Updates

Google thay đổi thuật toán xếp hạng của mình mỗi ngày nên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới website của bạn dù tích cực hay tiêu cực.

Một trong những cách để so sánh sự thay đổi này là vào tab Hiệu suất

So-sánh-Google-Search-Console

Bạn sẽ so sánh được thứ hạng, tỉ lệ hiện thị trước và sau khi Google update trong 7 ngày hoặc 30 ngày.

Bước 6: Tìm và cải thiện CTR 

Cũng ở tab Hiệu suất, bạn có thể xem được CTR trung bình và Tổng số lượt hiển thị của một website.

Cải-thiện-CTR-Google-Search-Console

 

Từ đó bạn có thể tìm được các trang có CTR thấp để tối ưu lại, hãy thử thay đổi Title hoặc meta description một cách thú vị hơn sẽ gia tăng CTR của bạn đáng kể đấy.

Khi thay đổi nội dung hay nhớ lưu lại dữ liệu trước và sau khi thay đổi để có thể so sánh được là đâu là phiên bản tốt hơn. Và đừng quá vội vàng để đưa ra kết luận cuối cùng bởi dữ liệu của Google Search Console thường được cập nhật chính xác sau vài tuần.

Bước 7: Xếp hạng thêm nhiều từ khoá và tăng số lượt hiển thị trên Google Search

Ở bước cuối cùng, bạn có thể dùng Google Search Console để tìm ra những từ khoá mà bạn đang xếp hạng, làm mới lại nội dung và tăng thứ hạng xếp hạng vời từ khoá đó.

Một trang thường được xếp hạng bởi rất nhiều từ khoá, không phải chỉ với mỗi từ khoá mà bạn đã nhắm tới ban đầu.

Cũng ở mục Hiệu suất, kéo xuống dưới bạn có thể nhìn thấy được các từ khoá đang được xếp hạng cho một trang cụ thể.

Nhiều khi trang sẽ được xếp hạng cho một từ khoá chẳng xuất hiện trong bài viết do thuật toán AI hay yếu tố từ đồng nghĩa làm xếp hạng nội dung của bạn.

Sau khi đã biết được các từ khoá đồng nghĩa, các LSI Keywords hay thử tối ưu lại nội dung của mình có xuất hiện các từ khoá còn thiếu, dần dần Google sẽ quét lại nội dung và xếp hạng cao hơn cho các từ khoá đó, bên cạnh đó thì Tổng số lượt hiển thị của bạn cũng sẽ tăng lên.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những tính năng cơ bản nhất của Google Search Console giúp bạn tối ưu hóa và cải thiện hiệu suất website. Còn chần chờ gì nữa mà không sử dụng ngay công cụ miễn phí, nhưng vô cùng hữu ích của Google này.

Xem thêm: Các tối ưu Onpage cho website thân thiện với Google

Chúc các bạn thành công !

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required

Vinalink Media

Đăng Ký Nhận Báo Giá

Gửi email cho chúng tôi tại [email protected] gọi điện tới số 024.3972.6746 hoặc điền thông tin của bạn vào form bên phải.