Gap Analysis là gì? Những lợi ích của Gap Analysis
Mục lục
Khái niệm Gap Analysis là gì?
Gap Analysis là gì nhỉ? Gap Analysis là một thuật ngữ dùng trong kinh doanh, nó có nghĩa là phân tích khoảng cách. Bất kì một doanh nghiệp nào khi thực hiện mỗi dự án, đều đưa ra mục tiêu, hoạch định phấn đấu. Và so sánh nó với trạng thái hiện thực để đưa ra được giải pháp, chiến lược sao cho phù hợp nhất. Nâng cao được tốc độ thực hiện mục tiêu đề ra. Và Gap Analysis chính là sự phân tích khoảng trống giữa hoạch định và thực tế.

Tại sao cần thực hiện Gap Analysis
Trên thực tế, ở bất kỳ thời điểm nào doanh nghiệp cũng có thể thực hiện được phân tích khoảng trống hiệu suất. Tuy nhiên, không phải mục tiêu đề ra bao giờ cũng như mong muốn. Khi đó, Gap Analysis thực sự là một công cụ thiết yếu, nó đem lại những lợi ích mang phần thực tiễn hơn.
- Khi dùng Gap Analysis, doanh nghiệp sẽ thấy tình trạng hiện tại của mình đang ở đâu. Cũng như ước lượng được những yếu tố cần đầu tư để cải thiện. Và đưa ra một kế hoạch có phần thực tế và dễ dàng đạt được hơn.
- Gap Analysis cũng giúp doanh nghiệp đánh giá lại sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm các cơ hội tại thị trường mới. Tìm được các nguyên nhân khiến cho sản phẩm không bán chạy, từ đó thay đổi để đáp ứng đúng với nhu cầu của khách hàng hơn.
- Ngoài ra, phân tích khoảng trống còn đưa ra được những bất cập của doanh nghiệp hiện tại, để tìm ra phương pháp xử lý nhanh chóng. Ví dụ như rắc rối mà doanh nghiệp đang gặp phải là do quy trình vận hành, hay do sản phẩm,…
- Phân tích khoảng trống cũng giúp doanh nghiệp tìm ra được tiềm năng, nội lực của mình. Khi đó sẽ biết cần ưu tiên điều gì trước và tập trung khai thác nguồn lực để thực hiện.
Khi nào cần thực hiện Gap Analysis
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có thể phân tích khoảng trống ở bất kỳ thời điểm nào. Nhưng dùng Gap Analysis lúc nào mới đạt được hiệu suất tốt nhất, câu trả lời nằm ở dưới đây.

Chúng ta cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để dùng Gap Analysis, mới mong muốn có được hiệu quả tốt nhất. Gap Analysis được coi là một cánh tay đắc lực giúp hỗ trợ hoạch định các chiến lược. Khi doanh nghiệp đang muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Đã đưa ra được rất nhiều các phương án và đang cân đo để đưa ra cách phù hợp nhất. Thì nên dùng Gap Analysis để phân tích khoảng trống thực tế với các phương án đó.
Hoặc là khi doanh nghiệp nhận ra rằng hiệu suất làm việc không đạt được như mong đợi ban đầu. Thì nên dùng công cụ Gap Analysis để phân tích, tìm ra nguyên nhân. Ví dụ: phân tích hiệu suất sales để tìm ra nguyên nhân do nhân viên hay sản phẩm,…
Trong marketing thực hiện Gap Analysis là như nào?
Gap Analysis là một công cụ vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là marketing. Việc phân tích khoảng trống này được thực hiện theo các bước, nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.

Bước 1: Phân tích tình huống hiện tại của doanh nghiệp
Thường thì công cụ Gap Analysis sẽ được ứng dụng khi công ty không đạt được mục tiêu. Do đó, bước đầu tiên chúng ta cần thực hiện là xác định vấn đề. Hãy so sánh kết quả hiện tại đang đạt được với mục tiêu ban đầu đề ra. Đồng thơi liệt kê tất cả các nguyên nhân dẫn đến thành tích này.
Bước 2: Cần xác định mục tiêu cho tương lai lý tưởng
Sau bước xác định vấn đề, doanh nghiệp tiếp tục đánh giá khách quan để tìm ra hướng xử lý. Nếu nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp để thực hiện mục tiêu nhanh chóng. Nhưng nếu nguyên nhân lại nằm ở những yếu tố bên ngoài như thị trường, khách hàng,… Khi đó doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh mục tiêu tương lai cho hợp lý hơn.
Bước 3: Tìm ra các thu hẹp khoảng cách giữa mục tiêu và hiện tại
Khi đã xác định được vấn đề của hiện tại, cùng với việc đưa ra định hướng tương lai rõ ràng. Doanh nghiệp lúc đó cần xây dựng chiến lược hợp lý. Điều này không chỉ giúp khắc phục những khó khăn trong quá khứ, mà còn phải đáp ứng tiềm lực phát triển của doanh nghiệp ở trong tương lai. Hãy lên một chiến lược thật rành mạch, có mục đích rõ ràng và khả thi.
Bước 4: Tiến hành thực hiện kế hoạch thu hẹp khoảng cách
Sau khi chiến thu hẹp khoảng cách đã được đưa ra rõ ràng, hãy bắt tay ngay vào thực hiện. Dựa trên chiến lược này, doanh nghiệp áp dụng một số thay đổi để cải thiện tình hình. Trong thời gian thực thi, doanh nghiệp cần phải thường xuyên đo lường hiệu suất của công việc. Để có thể đưa ra các điều chỉnh kịp thời và đúng đắn nhất.
Qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết Gap Analysis là gì chưa nhỉ. Hy vọng các kiến thức này, sẽ giúp bạn sử dụng công cụ Gap Analysis hiệu quả trong việc vận hành doanh nghiệp, đạt được mục tiêu của mình.